• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-03 23:02:52') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-03 23:02:52') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 162 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Khủng hoảng Ukraina: Phương Tây khó mà hòa giải

UKRAINE-CRISIS 7

Người dân Ukraina biểu tình trước sứ quán Nga - REUTERS /P. Wierzchowski


Ngay từ hôm thứ Sáu, 28/02/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị quốc tế đứng ra làm trung gian hòa giải trong hồ sơ Ukraina, nhằm ngăn chặn nguy cơ Nga can thiệp quân sự vào nước này.

Hôm qua, đến lượt Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO yêu cầu đưa các quan sát viên quốc tế đến Ukraina để giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng và kêu gọi Nga rút quân ra khỏi Crimée, đồng thời vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với Matxcơva.

Cũng theo hướng này, tối qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thuyết phục được Tổng thống Vladimir Putin chấp nhận lập nhóm tiếp xúc để tiến hành đối thoại.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, phương Tây, cụ thể là khối NATO và Liên Hiệp Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi muốn đứng ra làm trung gian hòa giải.

Trước hết, đối với Liên minh Bắc Đại Tây Dương, đó là thực tế pháp lý.
Hiến chương và những thay đổi liên tục về ưu tiên của NATO không hề tính tới trường hợp xẩy ra xung đột quân sự quốc tế, ở bên ngoài lãnh thổ các nước thành viên, cho dù hiện nay bốn thành viên của NATO là Ba Lan, Hungary, Slovaquia và Rumani có biên giới chung với Ukraina.

Thậm chí, hai nước thành viên khác có những lợi ích đặc biệt tại Ukraina : Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại cho số phận cộng đồng Tatar vùng Crimée và Hy Lạp lo lắng cho cộng đồng Hellenes Mariupol.
Thế nhưng, Ukraina không phải là thành viên, chỉ có các thỏa thuận đối tác với NATO, do vậy, không thể nhờ cậy đến sự hỗ trợ về quân sự của khối này.

Hôm qua, Hội đồng NATO và Ủy ban NATO – Ukraina nhóm họp khẩn cấp, chỉ có thể ra được tuyên bố lên án Nga vi phạm các nguyên tắc sơ đẳng của luật pháp quốc tế.
Đồng thời, NATO vẫn kêu gọi đối thoại và bày tỏ mong muốn có những tiếp xúc trực tiếp với Nga, thông qua Hội đồng NATO-Nga.
 Như vậy, trong hồ sơ Ukraina, NATO không thể đi xa hơn.

Nếu như NATO bị ràng buộc về mặt pháp lý, thì Liên Hiệp Châu Âu, lại một lần nữa, không đủ khả năng có được một tiếng nói chung, trong lúc khối này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ngay sát đường biên giới của mình.

Nhiều nước Châu Âu cho rằng cần phải triệu tập khẩn cấp một hội nghị Thượng đỉnh, trong khi một vài nước khác muốn đưa ra các biện pháp trừng phạt Nga.
 Thế nhưng, Hội nghị các Ngoại trưởng Châu Âu, (cuộc họp thứ hai trong vòng 10 ngày qua), dường như vẫn chủ trương vừa lên án Nga can thiệp vào Crimée, vừa kêu gọi cần phải có trung gian hòa giải để đạt được một giải pháp hòa bình.

Mặt khác, Châu Âu chỉ có vài lá bài quá nhẹ ký để gây sức ép với Nga, như đình chỉ tham gia các cuộc họp trù bị cho Thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức tại Sotchi hoặc các Bộ trưởng Thể dục Thể thao không đến dự lễ khai mạc Thế vận hội dành cho người tàn tật, cũng ở thành phố Nga này.

Do vậy, Châu Âu không thể làm gì khác, ngoài việc lại kêu gọi Matxcơva đối thoại, động viên tân chính quyền Ukraina cố gắng đứng vững và tránh lao vào cuộc đọ sức quân sự với Nga, đồng thời, tìm cách chuyển giao vai trò trung gian hòa giải cho Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu – OSCE.

Châu Âu chỉ có thể gây sức ép về kinh tế. Thế nhưng, Châu Âu và Nga có mối quan hệ tùy thuộc quá lớn, đặc biệt trong lĩnh vực khí đốt.

Hơn nữa, việc tẩy chay, cấm xuất khẩu có thể vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, thậm chí làm tổn hại lợi ích kinh tế của Châu Âu.
 Điều này càng khẳng định một thực tế : Rủi ro chính trị đi liền với sự phụ thuộc nặng nề vào một nguồn cung ứng về nhiên liệu.


Switch mode views: