Chiến sự tiếp diễn tại Syria vào lúc đối thoại ở Genève vẫn bế tắc
- Thứ Tư, 29 tháng Giêng năm 2014 22:59
- Tác Giả: Đức Tâm
Lakhdar Brahimi, người được cử làm trung gian giữa hai phái đoàn chính phủ và đối lập Syria tại cuộc hòa đàm Genève 2 (Thụy Sĩ). Ảnh chụp ngày 24/01/2014.
REUTERS/Jamal Saidi
Chiến sự vẫn tiếp diễn tại Syria, đặc biệt quanh thành phố Alep và nhiều khu vực thuộc thủ đô Damas.
Trong khi đó, tại Genève, ngày hôm nay, 29/01/2014, đặc sứ Liên Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi, cố gắng nối lại đàm phán giữa đại diện chính quyền Damas và phe đối lập Syria đang bị gián đoạn.
Hôm qua, 28/01/2014, chiến sự vẫn tiếp diễn, đặc biệt ở xung quanh thành phố Alep (tây bắc Syria).
Quân nổi dậy đã chiếm giữ thành phố này từ tháng 07/2012. Trong khi đó, các cuộc đọ súng vẫn diễn ra ác liệt ở nhiều khu vực thuộc thủ đô Damas.
Còn người dân ở Homs, miền trung Syria, tìm mọi cách chạy ra khỏi thành phố.
Quân đội Syria vẫn cấm các tổ chức phi chính phủ tiếp tế thuốc men, lương thực cho người dân ở đây.
Tại Genève, ngày hôm nay, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập, ông Lakhdar Brahimi, cố gắng tái thúc đẩy cuộc đối thoại giữa đại diện chính quyền Damas và phe đối lập Syria
Cuộc đàm phán đã bị gián đoạn. Chính quyền Damas tố cáo Hoa Kỳ muốn phá hoại cuộc thương lượng, qua việc thông báo sẽ cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy.
Từ Genève, thông tín viên Laurent Mossu tường trình.
« Tình hình gần như bế tắc hoàn toàn tại Genève, trong hồ sơ nhân đạo, thả tù nhân, cũng như vấn đề chính quyền quá độ, đến mức mà người đóng vai trò trung gian, đặc sứ Lakhdar Ibrahim, đã phải hủy bỏ phiên đàm phán chiều ngày hôm qua, để cho hai bên có thời gian suy nghĩ thêm.
Ngay lập tức, hai bên đã tranh thủ cơ hội này để đổ trách nhiệm cho nhau trong việc làm cho đàm phán bế tắc.
Tuy vậy, không một ai muốn chấm dứt đàm phán.
Đặc sứ Ibrahim nhắc lại rằng, trong mọi trường hợp, hai phái đoàn sẽ tiếp tục có mặt tại Thụy Sĩ cho đến cuối tuần này, như dự kiến.
Thế nhưng, sự tôn trọng lẫn nhau mà đặc sứ đã nêu ra trong dịp cuối tuần trước, đã không còn nữa.
Trong các hành lang của trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, người ta chỉ nghe thấy những lời chỉ trích, mặc cả và một sự bất tương hợp hoàn toàn.
Trong số những vấn đề được nêu ra trong các cuộc thương lượng giữa hai bên ở Genève, không hề có điều gì được thực hiện trên thực địa, tại Syria.
Các đoàn xe vận chuyển hàng tiếp tế lương thực vẫn không thể tới thành phố Homs.
Người dân trong thành phố bị bao vây này không thể ra khỏi nơi đây. Khả năng hé mở một giải pháp chính trị vẫn còn rất mờ mịt ».
Tin mới
- Hợp tác quân sự là trọng tâm thượng đỉnh Anh-Pháp - 31/01/2014 20:50
- Nhật Bản lên kế hoạch chận bắt phi cơ Trung Quốc tiến vào Senkaku - 31/01/2014 20:42
- Việt Nam nghỉ Tết quá lâu : Lợi hay hại ? - 31/01/2014 20:35
- Nỗ lực tái phối trí về Á Châu của Mỹ gặp nhiều trở ngại - 30/01/2014 21:42
- Ai Cập : Căng thẳng kéo dài - 30/01/2014 21:25
- 50 năm bang giao: Pháp không còn là đối tác quan trọng của Trung Quốc - 30/01/2014 20:25
- Năm Ngọ : Thủ tướng Singapore kêu gọi các cặp vợ chồng trẻ sinh con - 30/01/2014 20:09
- Bầu cử sẽ không giúp chấm dứt khủng hoảng Thái Lan - 30/01/2014 19:52
- Bình Nhưỡng mở rộng căn cứ bắn tên lửa chiến lược - 30/01/2014 17:15
- Bắc Kinh gia tăng áp lực với báo chí nước ngoài - 30/01/2014 17:09
Các tin khác
- Mỹ giảm quy mô cuộc tập trận dự trù với Hàn Quốc - 29/01/2014 22:52
- Putin sẵn sàng bỏ rơi Ianoukovitch ? - 29/01/2014 22:46
- Bầu cử Thái Lan : 10.000 cảnh sát tại Bangkok để bảo đảm an ninh - 29/01/2014 19:56
- Toyota sản xuất hơn 10 triệu chiếc xe, lần đầu tiên trong lịch sử - 29/01/2014 19:49
- VietJetAir sắp ký hợp đồng mua 62 chiếc Airbus - 29/01/2014 19:43
- Một viên tướng cảnh sát Ai Cập bị ám sát - 28/01/2014 23:44
- Hòa đàm Genève bế tắc nhưng hai bên không rời bàn họp - 28/01/2014 23:37
- Nga - châu Âu họp thượng đỉnh trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina - 28/01/2014 23:15
- Ai Cập : Bầu Tổng thống trước bầu Quốc hội - 28/01/2014 23:09
- Bangkok kiên quyết duy trì bầu cử trước thời hạn - 28/01/2014 22:59