Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc đưa phi thuyền lên phần tối của Mặt Trăng

moon.jpg

Ảnh minh họa : Mặt trăng nhìn từ Cấm Thành, Bắc Kinh, 14/11/2016.
NICOLAS ASFOURI / AFP

 

Phi thuyền Trung Quốc, sau gần một tháng hành trình, đã hạ cánh thành công xuống phía khuất của Mặt Trăng vào 10 giờ 26 phút sáng nay, 03/01/2019, giờ Bắc Kinh.

Đây là một thành công lớn trong tham vọng chinh phục không gian của Trung Quốc, quốc gia đầu tiên đưa được phi thuyền lên mặt tối của Mặt Trăng.

 

Để thực hiện được mục tiêu này, ngành không gian Trung Quốc đã phải vượt qua nhiều thách thức, bởi mặt khuất của Mặt trăng có địa hình hiểm trở, trái ngược với mặt sáng với nhiều khu vực bằng phẳng.

Thông tín viên Angélique Forget từ Thượng Hải cho biết cụ thể :

« Trong suốt giai đoạn phi thuyền hạ cánh xuống Mặt Trăng, các phương tiện truyền thông Trung Quốc giữ im lặng…
Đây là một sự kiện mang tính lịch sử, nhưng bộ máy tuyên truyền của Nhà nước đã cấm đưa tin, do sợ thất bại.

Ngay khi phi thuyền đáp xuống không gặp trở ngại, truyền thông ào ạt lên tiếng…
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo chạy tựa : ‘‘Một chuyện không thể tin nổi’’.

Đưa được phi thuyền ‘‘Thường Nga 4’’ (Chang’e-4) lên phía không nhìn thấy được của Mặt Trăng, Trung Quốc đã thực hiện được điều mà chưa có quốc gia nào làm được cho đến nay.

Thách thức là rất lớn, bởi thiết lập thông tin liên lạc với phía tối của Mặt Trăng là khó hơn nhiều so với mặt sáng.
Một trong các mục tiêu cơ bản của phi thuyền này là nghiên cứu các sóng radio tần số thấp.
 Thường Nga 4 cũng có kế hoạch phân tích các tài nguyên khoáng sản.

Để đuổi kịp Mỹ hoặc châu Âu, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ euro cho việc chinh phục không gian, lĩnh vực được coi là một ưu tiên.

Bắc Kinh muốn biến thành công trong chinh phục không gian thành một biểu tượng cho sức mạnh quốc gia.
 Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là đưa một phi hành gia lên Mặt Trăng trước năm 2030, và chinh phục sao Hỏa ».

Switch mode views: