Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trấn áp GS Chu Hảo cho thấy ''sự rệu rã'' của đảng Cộng Sản Việt Nam

GS Chu Hao

Giáo sư Chu Hảo, với bản dịch cuốn "Dân Chủ và Giáo dục/Democracy and Education" của John Dewey. Ảnh chụp ngày 31/08/2010 tại Hà Nội.
AFP PHOTO/HOANG DINH Nam

Vụ GS Chu Hảo bị đảng Cộng Sản Việt Nam khai trừ tiếp tục có thêm nhiều phản ứng.

Hôm nay, Chủ Nhật 24/11/2018, ông Nguyễn Quang A, một chuyên gia độc lập trong nước, nhận định việc đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương trấn áp GS Chu Hảo và một số biện pháp đàn áp mới đây cho thấy rõ đảng đang « rệu rã hết sức trầm trọng » và « vô cùng bế tắc », phải dùng đến các trấn áp « tư tưởng » để duy trì đoàn kết nội bộ.

Vụ GS Chủ Hảo, nguyên giám đốc Nhà xuất bản Tri thức bị ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam kỷ luật đã gây nhiều phản ứng trong giới nghiên cứu quốc tế về Việt Nam.
Hôm 14/11, hơn 80 trí thức nước ngoài và gốc Việt gửi thư ngỏ bày tỏ « bất đồng » và « thất vọng sâu sắc » về những cáo buộc đối với ông Chu Hảo.

Các trí thức ký thư ngỏ ca ngợi công việc của ông Chu Hảo tại Nhà xuất bản Tri Thức đã « giúp các sinh viên và học giả Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các công trình học thuật lớn của các nước khác (được coi là « nền tảng của nghiên cứu và tư duy hiện đại trong ngành khoa học xã hội và nhân văn ») bằng cách dịch chúng sang tiếng Việt ».

    Đọc thêm : Vụ GS Chu Hảo: Giới nghiên cứu Việt Nam trên thế giới lo ngại

Hôm qua, 24/11, trong một cuộc tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng bảo vệ việc « kỷ luật » và « khai trừ » GS Chu Hảo là điều đúng.

Theo ông Nguyễn Phú Trọng, GS Chủ Hảo là người có các tuyên bố « trái với Điều lệ và Cương lĩnh của đảng ».
Việc khai trừ ông Chu Hảo được ông Nguyễn Phú Trọng coi là một biện pháp răn đe, với mục tiêu mà ông gọi là « kỷ luật một vài người để cứu muôn người, để người khác đừng phạm vào nữa » (trước đó, ngày 26/10/2018, GS Chu Hảo đã tuyên bố ra khỏi đảng Cộng Sản Việt Nam).

Về vấn đề này tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết quan điểm của ông :
« Ý kiến của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – tôi nói là ông tổng bí thư chứ không phải là ông chủ tịch Nước, vì đây là chuyện của đảng Cộng Sản Việt Nam – tiết lộ một điều mà mọi người còn nghi vấn : (Quyết định kỉ luật và khai trừ GS Chu Hảo) liệu có phải từ cấp cao nhất của đảng Cộng Sản hay không ?

Với sự tiết lộ của ông tổng bí thư, đã rõ nguyên hình đây là chủ trương nhất quán của đảng Cộng Sản Việt Nam ở cấp chóp bu, tức ở cấp ông Trọng.
Họ đã thực sự trở thành cảnh sát tư tưởng, và ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành cảnh sát trưởng về tư tưởng.

Tiếp theo làn sóng đánh ông Chu Hảo là nhiều làn sóng lăn tăn, như việc khai trừ khỏi đảng ông chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, một người thực sự đã bỏ đảng từ lâu rồi.
Rồi tiếp theo là 15 ông cán bộ của báo Thanh Niên. Vì không phải là đảng viên, nên bị loại khỏi chức vụ trưởng, phó phòng.

Có thể nói, đây là một sự tha hóa vô cùng nghiêm trọng của đảng Cộng Sản Việt Nam.
 Nó cũng chứng tỏ đảng Cộng Sản Việt Nam đang đối mặt với các thách thức rất là lớn trong nội bộ.

Với việc siết chặt kỷ luật trong nội bộ này người ta hy vọng sẽ có được sự thống nhất của đảng. Tôi không muốn bình luận gì, vì đây là chuyện nội bộ của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nhưng với tư cách của một người đứng ngoài nhìn vào, tôi thấy rằng chỉ khi một tổ chức bị rệu rã hết sức trầm trọng người ta mới phải dùng đến một biện pháp như thế.
Những biện pháp như thế là quay trở lại với thời khủng bố tư tưởng, như thời Stalin. Nó báo hiệu một con đường vô cùng bế tắc.

Bởi vì một tổ chức không để cho các tiếng nói khác nhau, nhất là các tranh luận về khoa học, được phát triển, mà bắt người ta phải im miệng hết, thì đó là đi đến con đường bế tắc mất rồi !
Người ta nói về thời « hậu toàn trị », tức là cái thời mà các chính sách của Stalin được nới lỏng (thời Stalin gọi là « toàn trị »).

Cái bước của ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay là quay trở lại thời « toàn trị » một cách hết sức triệt để.
Quay về cách lãnh đạo kiểu thời Stalin : đảng thâu tóm mọi thứ và quyết định mọi thứ.

Ngược lại hoàn toàn với cái thời ông Hồ Chí Minh. Ít ra năm 1945 còn có đa đảng, ông ấy còn cử rất nhiều trí thức, thậm chí cả những người được coi là đối lập vào làm trong chính quyền…
Càng ngày càng về sau… đến ông Nguyễn Phú Trọng, thì bây giờ không phải là đảng viên thì không làm được gì cả, kể cả là phó phòng ở một tòa soạn báo, như báo Thanh Niên. Như vậy là một chiều hướng đi hoàn toàn ngược lại sự tiến bộ, quay trở lại cái thời khủng khiếp nhất của nhân loại.

Tôi chỉ có thể nói một cách rất nhẹ nhàng rằng đấy là não trạng của những cái ông quan thời xưa.
Nó đã quay lại với ông Nguyễn Phú Trọng. Điều này cho thấy tầm suy nghĩ của ông ấy nó ngắn như thế nào.

Tất cả các đảng viên của đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ, ai mà không răm rắp nghe theo ông Nguyễn Phú Trọng, thì đều phải bị khai trừ, nói một cách nôm na như vậy. Họ phải trở thành những con rô bốt…. Cái biện pháp siết chặt của ông này chưa biết chừng nó lại là phản tác dụng, có thể dẫn đến chuyện người ta rời hàng loạt khỏi đảng Cộng Sản.

Bởi vì người ta không thể chịu làm con rối dưới tay của ông ấy. Đến cả suy nghĩ cũng không thể suy nghĩ khác ông ấy, thì hết chỗ nói rồi ».

Switch mode views: