Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

G7: Đoàn kết chống Nga, cứng rắn với Bắc Triều Tiên, chia rẽ về Iran

g7-summit-foreign

Ngoại trưởng Canada Freeland (g) và các đồng nhiệm trong nhóm G7 tại Toronto (Ontario, Canada) ngày 22/04/2018.
REUTERS/Fred Thornhill

Trong cuộc họp cấp ngoại trưởng ngày 22/04/2018 tại Toronto, các cường quốc thuộc khối G7 đã tỏ ra đoàn kết để đương đầu với Nga.

Tuy nhiên, nếu như thái độ cứng rắn trước Bắc Triều Tiên được ngoại trưởng bảy nước nhất trí, hồ sơ hạt nhân Iran vẫn gây chia rẽ các thành viên trong ngày làm việc 23/04.

Phát biểu với báo giới, một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết : « Có sự đoàn kết trong khối G7 nhằm phản đối thái độ tai hại của Nga ».
Ngoài ra, ngoại trưởng các nước cũng liệt kê một số biện pháp « để ngăn chặn các xu hướng tiêu cực của điện Kremlin đang đe dọa đến hòa bình và an ninh ».
Theo AFP, các cuộc thảo luận cũng đề cập đến việc « củng cố nền dân chủ để chống lại can thiệp từ nước ngoài », ám chỉ đến nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Ngày 22/04, đánh giá về vai trò của Nga khi trả lời đài Fox News từ Paris trước khi lên đường thăm Mỹ, tổng thống Pháp nhận định « không bao giờ được tỏ ra yếu đuối trước tổng thống Putin.
Nếu chúng ta yếu đuối, người ta lợi dụng nó để làm suy yếu các nền dân chủ ».
Đây cũng là quan điểm của ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tại Toronto, « cần phải cứng rắn » những vẫn tiếp tục tìm cách đối thoại với Matxcơva.

Bắc Triều Tiên và Iran là hai hồ sơ quốc tế được đưa ra thảo luận nội bộ trong ngày 23/04.
Trước hết, các ngoại trưởng G7 sẽ ra thông cáo chung khẳng định không nới lỏng sức ép và trừng phạt quốc tế đối với chế độ Bình Nhưỡng để đạt đến mục tiêu cuối cùng là « phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược được » trên bán đảo Triều Tiên.

Hồ sơ hạt nhân Iran là chủ đề bất đồng giữa Mỹ và 4 nước thành viên Hội Đồng Bảo An cùng với Đức.
Ngày 12/05, tổng thống Donald Trump sẽ quyết định duy trì hay từ bỏ thỏa thuận đã ký với Iran vào năm 2015, luôn bị ông đánh giá là quá khoan dung.

Nhiều ngoại trưởng đã nỗ lực thuyết phục quyền ngoại trưởng Mỹ John Sullivan để Washington không vứt bỏ thỏa thuận, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho Iran rút khỏi thỏa thuận và điều này sẽ gây ra « những hậu quả nghiêm trọng ».

Thuyết phục tổng thống Mỹ duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran là điểm chủ đạo trong chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ ngày 23 đến 25/04, vì theo ông Macron, hiện tại « không có phương án B ».
Theo điện Kremlin, trong cuộc điện đàm tối 22/04, tổng thống Pháp và đồng nhiệm Nga đã nhất trí là phải duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov cũng cho biết Bắc Kinh và Matxcơva sẽ ngăn chặn mọi ý đồ « phá hoại » thỏa thuận trên.

Switch mode views: