Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bầu Quốc Hội Pháp : Chính trường được dự báo thay đổi sâu rộng

france-election-politics

Tổng thống Phá Emmanuel Macron bỏ phiếu bầu Quốc Hội mới tại Le Touquet ngày 11/06/2017.
REUTERS/Christophe Petit Tesson

Tại Pháp, Chủ nhật hôm nay 11/06/2017 là ngày bầu vòng một bầu Quốc Hội. Khoảng 47 triệu cử tri được mời đi bỏ phiếu chọn 577 dân biểu trên tổng số 7.877 ứng cử viên cho Quốc Hội khóa mới.

Một tháng sau ngày đắc cử với chương trình cải cách sâu rộng, tổng thống Emmanuel Macron hy vọng đảng Cộng Hoà Tiến Bước (REM) sẽ giành được đa số tuyệt đối.

Trong bối cảnh an ninh được 50.000 cảnh sát và quân nhân canh phòng chặt chẽ đề phòng khủng bố, cử tri Pháp bắt đầu đi bầu từ 8 giờ sáng Chủ nhật.

Trước các kết quả thăm dò dự báo phe ủng hộ tổng thống sẽ chiến thắng áp đảo, thủ tướng Edouard Philippe thận trọng : "Không có gì chắc chắn cả".

Tuy nhiên, giới phân tích đoan chắc Quốc Hội mới, phản ánh kết quả bầu tổng thống cách nay một tháng, sẽ đảo lộn truyền thống tả - hữu truyền thống, do khát vọng đổi mới chính trường của người dân.

Trước hết, trong số 577 dân biểu mãn nhiệm, 255 người không tái tranh cử.
Hạ Viện tương lai sẽ gồm nhiều khuôn mặt mới, đa số xuất phát từ xã hội dân sự cho dù thuộc phe cánh nào.
Trong bối cảnh này, một số tổ chức chính trị truyền thống phải đối đầu với những thử thách tồn vong.

Chỉ sau một năm thành lập, đảng Cộng Hoà Tiến Bước, theo chủ trương « mở rộng, không tả không hữu » được dự báo sẽ trấn giữ trung tâm chính trường.

Ở bên cánh hữu, đảng Những Người Cộng Hoà (LR) hy vọng vào mạng lưới lãnh đạo cơ sở và các chính trị gia kinh nghiệm để chiến thắng bất ngờ, lấy ghế thủ tướng, nhưng do nội bộ phân tán, chỉ có thể về nhì.

Phía cánh tả, đảng Xã Hội, sau khi ứng cử viên tổng thống Benoit Hamon bị thua đậm, đang phải tranh đấu để sống còn.

Từ vị thế đa số trong Quốc Hội mãn nhiệm, đảng của cựu tổng thống François Hollande gần như chấp nhận số phận mất trắng và không loại trừ phải bán trụ sở đảng ở Paris.
Phe cực hữu Mặt Trận Quốc Gia, sau khi thua trận chung kết bầu tổng thống, tuyên bố sẽ là tổ chức đối lập chủ yếu trên chính trường.

Nhưng từ khi lãnh đạo Marine Le Pen để lộ « thiếu bản lãnh » trong cuộc tranh luận với Emmanuel Macron ở vòng hai bầu tổng thống, tổ chức chủ trương bài ngoại này mất đến 20 điểm tín nhiệm trong vòng một tháng.
Tổ chức duy nhất chực chờ chiếm vai trò đối lập thực thụ là đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất.

Thế trận tan vỡ của đảng Xã Hội làm tăng cơ may cho lãnh đạo Jean Luc Mélenchon, một nhân vật có tài hùng biện và là chính trị gia ly khai của đảng Xã Hội.
Vòng hai sẽ diễn ra vào Chủ nhật tuần sau 18/06/2017.

Switch mode views: