Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Châu Âu dự định lập quỹ quốc phòng chung

phap- rafale

Chiến đấu cơ Rafale của Pháp.
Crédit: Etat-major des armées / armée de l'air

Ủy Ban Châu Âu hôm nay 07/06/2017 công bố đề nghị chi tiết về một quỹ tài trợ cho quốc phòng của châu lục, trong bối cảnh thích hợp hơn bao giờ hết trước việc Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU) và mối nghi ngờ về những cam kết của đồng minh Hoa Kỳ.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker muốn EU có được sự « tự chủ chiến lược » về quốc phòng, chủ yếu thông qua một chính sách kỹ nghệ chung dựa trên nguồn tài trợ mà hiện nay đang rất cần.

Quỹ quốc phòng này một phần được dành cho nghiên cứu công nghệ mới, phần khác dùng để mua chung các trang thiết bị.

Chương trình tài trợ nghiên cứu nhắm vào lãnh vực điện tử, các phần mềm mã hóa và tự động hóa. Theo dự thảo được tiết lộ cuối năm ngoái, thì ngân sách hàng năm kể từ 2020 là khoảng 500 triệu euro.

Chương trình thứ hai dự kiến mỗi năm huy động khoảng 5 tỉ euro, nhờ đó các nước châu Âu có thể mua được công nghệ máy bay không người lái, đặt mua trực thăng với số lượng lớn để có được giá rẻ hơn.
Theo Ủy Ban Châu Âu, do thiếu hợp tác giữa các nước thành viên, lâu nay mỗi năm Liên Hiệp Châu Âu lãng phí từ 25 đến 100 tỉ euro.

Đề nghị về quỹ quốc phòng châu Âu được đưa ra chiều nay, cùng với một tài liệu bao quát hơn về tương lai quốc phòng của Liên Hiệp Châu Âu đến năm 2025 để cùng bàn bạc.

Sự ra đi của Anh quốc, vốn luôn phản đối mọi ý kiến về chính sách quốc phòng chung cho châu Âu, là một thuận lợi.
Bên cạnh đó là thái độ mập mờ của Hoa Kỳ : tổng thống Donald Trump đòi hỏi Liên Hiệp Châu Âu phải chi nhiều hơn cho quốc phòng, nhưng lại không nhắc đến điều 5 trong hiệp ước NATO, quy định sẽ hỗ trợ trong trường hợp một nước đồng minh bị tấn công.

AFP dẫn lời một nhà ngoại giao châu Âu nhận định, đây là thời điểm lịch sử vì cách đây vài năm không thể nào hình dung được một sự đồng thuận về chiến lược quốc phòng châu Âu, và khả năng tài trợ các hoạt động quân sự từ ngân sách Liên Hiệp Châu Âu.
Nay thì các cấm kỵ đã được dỡ bỏ, nhưng vấn đề chính là thiếu thốn nguồn tài trợ.

Switch mode views: