Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chưa có hòa bình cho Nobel 2014

nobel peace



Malala Yousafzai, đồng giải Nobel Hòa bình 2014.Reuters

New Delhi và Islamabad đều rất tự hào trước sự kiện giải Nobel Hòa bình 2014 vinh danh công cuộc đấu tranh chống nạn đàn áp trẻ em của nhà hoạt động Ấn Độ Kailash Satyarthi và cô gái Pakistan 17 tuổi Malala Yousafzai.

Báo chí Pakistan ngày 11/10/2014 đã dành nhiều lời khen ngợi chúc mừng đến Malala, khôi nguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử 114 năm của giải thưởng Nobel.

Malala Yousafzai đã trở thành một biểu tượng khi cách nay đúng hai năm cô suýt bị ám sát chỉ vì đấu tranh cho mọi trẻ em Pakistan, dù là nữ giới, cũng được quyền cắp sách đến trường.

Tháng 7/2013 tại Liên Hiệp Quốc, Malala đã trực tiếp kêu gọi Tổng thư ký Ban Ki Moon lên tiếng bảo vệ quyền được đi học cho tất cả trẻ em trên thế giới.
Về phần mình nhà hoạt động người Ấn Độ Kailash Satyarthi, 60 tuổi, từ nhiều năm qua đã được biết đến qua các cuộc vận động chống nạn bóc lột sức lao động của trẻ em.

Từ năm 1990 ông đã đòi Ấn Độ phải có một bộ luật bảo vệ trẻ em. Mười năm trước đó, Kailash Satyarthi đã thành lập hiệp hội Bachpan Bachao Andolan.
Nhờ hội này mà 80.000 ngàn trẻ thiếu niên Ấn Độ thoát khỏi cảnh bị giới chủ bóc lột.

Pakistan đã rất tự hào về giải Nobel Hòa bình đầu tiên.

 Chính quyền địa phương nơi Malada sinh ra và lớn lên ở mãi tận miền tây bắc Pakistan thậm chí còn phát bánh kẹo cho dân cư chung quanh để chào mừng thắng lợi lớn lao và trọng đại này.

Tuy vậy, vào lúc công cuộc đấu tranh của cô gái 17 tuổi này được cả thế giới công nhận thì ngay trên quên hương mình, Malada vẫn bị nhiều người chỉ trích.

Một số thì cho rằng, mục tiêu đấu tranh vì quyền lợi của trẻ em của Malala đã bị phương Tây khai thác. Nhưng đáng quan ngại hơn, các phần tử Taliban ở Pakistan vẫn kết án tử hình cô bé 17 tuổi này.

 Tính mạng của khôi nguyên Nobel Hòa bình 2014 vẫn bị đe dọa ngay trên quê hương cô.
Các tờ báo Anh ngữ ấn bản tại Pakistan trong ba ngày qua đã dành nhiều trang để nói về giải Nobel Hòa bình đầu tiên của đất nước Nam Á này.

 Một nhà bình luận lưu ý độc giả : Malala Yousafzai đã được trao tặng giải thưởng hòa bình.
 Đã đến lúc Pakistan phải tạo điều kiện cho giải thưởng Nobel Hòa bình 2014 được trở về Pakistan sống trong hòa bình, chấm dứt đời sống lưu vong tại Anh Quốc.

Riêng đối với các tờ báo Pakistan sử dụng tiếng địa phương thì sự kiện lần đầu tiên quốc gia Nam Á này được Viện Hàn Lâm Thụy Điển vinh danh chì là một tin thời sự thứ yếu.

Thứ Sáu vừa qua, khi nhận được tin vui, Malala Yousafzai đang đi học. Nhiều giờ sau, cô mới chính thức lên tiếng về giải thưởng cao quý mà Viện Hàn Lâm Thụy Điển dành tặng cho mình.

Malala nói « qua câu chuyện của cá nhân mình, tôi muốn nói với tất cả thiếu niên trên thế giới, là họ phải tự đấu tranh vì quyền lợi của chính mình chứ không thể trông chờ vào bất kỳ ai khác.

Tôi muốn nói với tất cả các bạn trẻ trên thế giới, hãy đấu tranh vì quyền lợi của các bạn.
Giải Nobel Hòa bình 2014 là phần thưởng dành cho tất cả những đứa trẻ không có tiếng nói trên thế giới, nhưng chúng ta phải lắng nghe chúng.

Chúng được quyền hưởng một hệ thống giáo dục có chất lượng, được quyền không bị bóc lộc, được quyền không là nạn nhân của các hoạt động buôn người, được quyền sống trong hạnh phúc ».

Về phần giải thưởng Nobel Hòa bình 2014 của Ấn Độ ông Kailasch Satyarthi ít được báo chí nhắc đến như cô gái Pakistan.
Thế nhưng, ông được vinh danh nhờ cuộc đấu tranh thầm lặng đúng như tinh thần của thánh Ganhdi xưa kia.

Riêng một số báo như tờ Hindustan Times, giải Nobel Hòa bình năm nay được trao tặng cho cùng lúc cả Ấn Độ và Pakistan là một điều hy hữu và tự giải thưởng này đã là một thông điệp hòa bình.

Một người Ấn Độ giáo và một người Hồi giáo cùng được vinh danh vào lúc căng thẳng leo thang tại biên giới Ấn Độ- Pakistan.
Nhà đấu tranh vì quyền lợi của trẻ em Ấn Độ không quên nhấn mạnh rằng, ông hy vọng giải Nobel Hòa bình năm nay góp phần giúp New Delhi và Islamabad xích lại gần nhau nhơn.

Hai khôi nguyên 2014 cùng gửi lời mời lãnh đạo Ấn Độ và Pakistan đến dự lễ trao giải vào ngày 10/12/2014 tại Oslo nhân danh Hòa bình.



Switch mode views: