Mỹ Nhật xét lại hợp tác quốc phòng để đối phó với Trung Quốc
- Thứ Sáu, 10 tháng Mười năm 2014 03:39
- Tác Giả: Thanh Phương
Lực lượng Phòng vệ Nhật trong cuộc tập trận thường niên gần núi Phú sĩ, phía tây Tokyo , hôm 19/8/2014
REUTERS/Yuya Shino/Files
Lần đầu tiên từ gần hai thập niên qua, Hoa Kỳ và Nhật xét lại hợp tác quốc phòng giữa hai nước để đối phó với sự bành trướng quân sự của Trung Quốc, cũng như để thích ứng với vai trò ngày càng lớn của Nhật trong phòng thủ khu vực.
Một báo cáo tạm thời được công bố hôm qua, 08/10/2014 cho biết là Washington và Tokyo đang tiến đến « một mối hợp tác rộng lớn hơn, đòi hỏi tăng cường các năng lực và chia sẻ trách nhiệm lớn hơn ».
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1997, hai nước đồng minh xem xét lại hợp tác quốc phòng, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng do tranh chấp chủ quyền các đảo ở vùng biển Hoa Đông, cũng như quan ngại về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Theo lời các quan chức Nhật Bản, những nguyên tắc mới của hợp tác quốc phòng sẽ bao gồm các lĩnh vực như phòng thủ bằng tên lửa, thiết bị quân sự và an ninh hàng hải, « để thích ứng tốt hơn với môi trường an ninh đang thay đổi ».
Theo nhận định của hãng tin AP hôm qua, việc điều chỉnh nguyên tắc hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật sẽ là một nhân tố trong việc thay đổi chính sách của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, để Tokyo có thể đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc phòng thủ cho riêng Nhật Bản cũng như cho khu vực.
Như vậy, Nhật Bản sẽ san sẻ bớt gánh nặng quân sự cho Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngay trước khi báo cáo nói trên được công bố, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố Bắc Kinh sẽ theo dõi sát những nguyên tắc mới của hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật và cảnh cáo hai nước không nên « xâm phạm lợi ích » của Bắc Kinh.
Tháng Bảy vừa qua, chính phủ Abe đã thông qua việc diễn giải lại Hiến pháp hòa bình của nước này, cho phép quân đội Nhật bảo vệ Hoa Kỳ và các đồng minh khác trong khuôn khổ của quyền « phòng vệ tập thể ».
Tháng 12 năm ngoái, Tokyo cũng đã thông qua chính sách quốc phòng mới, đặt ưu tiên cho việc bảo vệ các đảo phía Nam, nhất là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Tin mới
- Việt Nam nhờ Ấn giúp thoát Trung - 11/10/2014 16:06
- Cột Đèn Ở Mỹ - 11/10/2014 02:04
- Mỹ đòi lại hàng chục triệu đô la từ con trai một lãnh đạo châu Phi - 11/10/2014 00:41
- Kim Jong Un vẫn biệt tăm một cách bí ẩn - 11/10/2014 00:08
- Quốc tế hóa Biển Đông : Mỹ bác bỏ luận điểm của Trung Quốc - 10/10/2014 23:38
- Cảnh sát biển Hàn Quốc bắn chết ngư dân Trung Quốc - 10/10/2014 22:50
- Ý đồ quân sự hóa đảo Phú Lâm của Trung Quốc - 10/10/2014 22:22
- Google mướn lạc đà để lập bản đồ sa mạc - 10/10/2014 04:08
- Thêm một thanh niên da đen bị cảnh sát bắn chết ở St. Louis - 10/10/2014 03:59
- Ukraina yêu cầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế tăng trợ giúp tài chính - 10/10/2014 03:50
Các tin khác
- Chính quyền Hồng Kông hủy cuộc gặp với sinh viên - 09/10/2014 20:14
- Đài Loan có thể bố trí tàu tuần tra lớn tại đảo Ba Bình - Trường Sa - 09/10/2014 20:05
- Hải tặc thả tàu chở dầu Sunrise 689 và các thủy thủ - 09/10/2014 15:32
- Hàng ngàn người Trung Quốc làm việc ‘chui’ ở Việt Nam - 09/10/2014 00:40
- Bệnh nhân Ebola đầu tiên ở Hoa Kỳ đã chết - 09/10/2014 00:30
- Bắc Triều Tiên : Sáu câu hỏi liên quan đến số phận Kim Jong Un - 08/10/2014 20:44
- Hồng Kông : Con gà đẻ trứng vàng mà Trung Quốc chưa thể bỏ qua - 08/10/2014 20:29
- Việt Nam bị xếp vào diện "rủi ro cao" về bất ổn dân sự - 08/10/2014 18:38
- Số du khách ngoại quốc đến Việt Nam tiếp tục giảm - 08/10/2014 18:31
- Các nước Đông Nam Á tham gia tìm kiếm tàu dầu Việt Nam mất tích - 08/10/2014 18:25