Hong Kong: Biểu tình, bất ổn không có dấu hiệu dừng lại
- Thứ Ba, 16 tháng Bảy năm 2019 01:28
- Tác Giả: BBC
Hàng vạn người ở Hong Kong một lần nữa xuống đường hôm 13, 14/7 khi tình trạng bất ổn kéo dài nhiều tuần không có dấu hiệu dừng lại.
Những cuộc đụng độ dữ dội đã nổ ra giữa cảnh sát và một nhóm người biểu tình ở Sha Tin.
Các cuộc biểu tình là nhằm phản đối dự luật dẫn độ.
Nhưng bây giờ, người biểu tình thể hiện các yêu cầu lớn hơn về cải cách dân chủ và quan ngại cho các quyền tự do của người dân Hong Kong đang bị xói mòn.
Hong Kong được điều hành theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" nhằm đảm bảo cho thành phố một mức độ tự trị. Lãnh thổ này có tư pháp và hệ thống pháp lý riêng so với đại lục.
Bà Lam 'muốn từ chức mà không được'
Tờ The Financial Times dẫn các nguồn tin nói rằng Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam tỏ ý muốn từ chức nhiều lần vì các cuộc biểu tình nhưng Trung Quốc không chấp thuận.
Trung Quốc khẳng định bà "phải ở lại để dọn dẹp mớ hỗn độn mà bà đã tạo ra", một nguồn tin nói.
Một số người biểu tình tại Sha Tin liên tục kêu gọi bà Lam từ chức trong khi những người khác mang theo biểu ngữ đòi độc lập cho thành phố.
"Tôi chưa mệt mỏi vì đi biểu tình, chúng tôi cần đấu tranh cho quyền lợi của mình," một người biểu tình 25 tuổi nói với tờ South China Morning Post.
Cảnh sát xịt hơi cay vào một số người biểu tình rời khỏi tuyến đường chính thức.
Dân Hong Kong đạt được gì sau một tháng biểu tình?
Trong hôm 14/7, các nhà báo tham gia tuần hành phản đối những gì họ nói là cảnh sát ngược đãi các phóng viên.
Sự kiện này diễn ra sau cuộc tuần hành hôm 13/7 phản đối những người buôn hàng từ đại lục.
Hàng ngàn người biểu tình ở Sheung Shui, không xa thành phố Thâm Quyến, ném dù và nón bảo hộ vào cảnh sát khi lực lượng này vung dùi cui và bắn hơi cay.Lâu nay, người buôn hàng từ đại lục trở thành nguồn cơn giận dữ của cư dân Hong Kong, những người cho rằng nạn buôn hàng thúc đẩy lạm phát, đẩy giá bất động sản và trốn thuế.
Cảnh sát kêu gọi người biểu tình kiềm chế bạo lực và rời đi.
Đến khoảng 20:30 giờ địa phương, hầu hết người biểu tình rút lui khi cảnh sát chống bạo động xuất hiện mang theo những tấm khiên lớn được điều đến dọn đường.
Đầu giờ sáng 14/7, chính quyền Hong Kong lên án hành vi bạo lực trong các cuộc biểu tình, và nói thêm rằng họ "đã thực hiện các bước" để giải quyết tình trạng người đại lục tràn qua buôn hàng.
Tin mới
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 23-7-2019 - 24/07/2019 04:19
- Thủ tướng Pakistan Imran Khan lần đầu tiên công du Hoa Kỳ - 24/07/2019 01:59
- Dân Pháp "dị ứng" với hiệp định tự do mậu dịch - 23/07/2019 18:23
- Trung Quốc đưa chiến đấu cơ Su-35 đến diễn tập trên Biển Đông - 23/07/2019 16:53
- Tư Chính: Hành động của tàu Trung Quốc theo AMTI - 23/07/2019 01:24
- Iran bắt giữ tàu dầu của Anh: Thủ tướng May họp khẩn cấp nội các - 22/07/2019 21:48
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 22-7-2019 - 22/07/2019 21:15
- Malaysia kêu gọi ASEAN đoàn kết để đàm phán với Trung Quốc về COC - 22/07/2019 17:16
- Hồng Kông lại ồ ạt biểu tình chống dự luật dẫn độ và bạo lực cảnh sát - 22/07/2019 03:46
- Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam - 18/07/2019 01:40
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 13-7-2019 - 13/07/2019 16:53
- Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc đối đầu ở Bãi Tư Chính - 13/07/2019 16:49
- Đài Loan bảo vệ thương vụ mua vũ khí của Mỹ - 13/07/2019 16:13
- Facebook bị 5 tỷ đô la tiền phạt vì thiếu bảo vệ dữ liệu khách hàng - 13/07/2019 15:52
- Biển Đông: Cảnh sát biển Việt Nam đối đầu Trung Quốc ở Trường Sa - 13/07/2019 15:16
- Mỹ thúc đẩy kế hoạch dùng Hải Quân hộ tống tàu buôn ở vùng Vịnh - 12/07/2019 22:02
- Là cường quốc Hải Quân, liệu Mỹ còn có thể làm chủ đại dương ? - 12/07/2019 21:46
- Biển Đông : Mỹ tố cáo yêu sách chủ quyền "phi pháp" của Trung Quốc - 12/07/2019 21:19
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 12-7-2019 - 12/07/2019 20:51
- Phóng phi thuyền phải đuổi tà - 12/07/2019 20:29