• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-22 16:06:23') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-22 16:06:23') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 162 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-2-20198

Liên Hiệp Châu Âu tăng cường tự vệ trước Trung Quốc háu ăn
eu china 3


Ảnh minh họa : Cờ Châu Âu và Trung Quốc trước nhà khách chính phủ tại Bắc Kinh, nhân cuộc đối thoại kinh tế Châu Âu -Trung Quốc, ngày 25/06/2018.
REUTERS/Jason Lee

 

Sự kiện Nghị Viện Châu Âu chuẩn bị thông qua vào hôm nay, 14/02/2019 các quy định mới về đầu tư nước ngoài vào Liên Hiệp, được nhiều tờ báo chú ý.

 

Nếu nhật báo kinh tế Les Échos nhận thấy là « Châu Âu tăng tốc trên vấn đề giám sát đầu tư ngoại quốc », thì tờ báo Công Giáo La Croix nêu rõ mục đích của châu Âu : « Tự vệ tốt hơn trước thói ăn tham của Trung Quốc ».

Đối với Les Eschos, văn bản mà Nghị Viện Châu Âu phê duyệt chỉ nhằm thiết lập một nguyên tắc cảnh giác, nhưng thể hiện một thay đổi suy nghĩ đáng chú ý của Liên Hiệp Châu Âu, một bước tiến dù khiêm tốn, nhưng lại là một cử chỉ quan trọng trên phương diện chính trị.

Tờ báo Pháp đã trích lời nghị sĩ châu Âu Franck Proust, một trong những kiến ​​trúc sư hàng đầu của các quy định mới này, cho rằng châu Âu rốt cuộc đang cố « tìm lại thời gian đã mất » trong một lãnh vực mà các cường quốc thế giới khác đã biết cảnh giác từ lâu.

Dù các quy định mới này bao trùm mọi đầu tư nước ngoài vào châu Âu, Les Échos xác định rằng chính các hoạt động trong thời gian qua của Trung Quốc nhằm thâu tóm công nghệ mới của Liên Hiệp Châu Âu là chất xúc tác thúc đẩy phản ứng của châu Âu.

Bài báo trích một nguồn tin từ Nghị Viện Châu Âu nhận định rằng với kế hoạch « Made in China 2025 », phô bày tham vọng trở thành cường quốc công nghệ và sau vụ mua lại hãng chế tạo robot Kuka của Đức, « Trung Quốc đã trở thành một chất xúc tác và góp phần đẩy nhanh tiến độ thương thuyết » giữa các nước trong Liên Hiệp để tìm cách đối phó.

Theo nhật báo Pháp, chính sự thay đổi thái độ của Đức, trước đây rất miễn cưỡng trong việc giám sát đầu tư ngoại quốc, đã đóng vai trò quyết định.
Vào lúc này, hiện chỉ có 14 trong số 28 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu là có cơ chế quốc gia nhằm giám sát đầu tư nước ngoài.

Quy định mới của châu Âu sẽ thúc đẩy tất cả các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu tăng cường hệ thống kiểm tra của mình.
Đối với Ủy Ban Châu Âu, việc đề cao cảnh giác đối với Trung Quốc không nên được thực hiện bằng cách hy sinh chính sách cạnh tranh, mà bằng cách yêu cầu Trung Quốc phải áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong mối quan hệ song phương.

Nhật báo La Croix cũng xem việc Liên Hiệp Châu Âu tăng cường giám sát đầu tư ngoại quốc chính là một biện pháp tự vệ chống lại thói háu ăn của Trung Quốc
Đối với La Croix, sự gia tăng của các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Liên Âu đã khiến cho ngày càng có nhiều chính trị gia nhận thấy là không nên thụ động, mà không can thiệp.

Xu hướng kiên quyết đặc biệt tăng mạnh vào năm 2016, khi Kuka, một nhà sản xuất robot công nghiệp của Đức, bị công ty Trung Quốc Midea mua lại.
Berlin ngay sau đó đã nhận thấy rằng mình cần có phương tiện đối phó, điều mà hai nước Pháp và Ý đã có từ trước đó.

Trang nhất các báo

Trong tình hình không có thời sự nào nổi bật, trang nhất các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay 14/02/2019 rất đa dạng.

Vấn đề xã hội đã được cả Le Figaro lẫn La Croix quan tâm, nhưng trong lúc Le Figaro chú ý đến nạn nghiện màn hình nơi trẻ em Pháp, thì La Croix lại tập trung nói về thị trấn nhỏ Bernay ở Pháp đang đấu tranh để bệnh viện phụ sản của họ không bị đóng cửa.

Le Monde, Les Échos và Libération đều quan tâm đến chính trị Pháp, nhưng Le Monde tìm hiểu hậu thuẫn của giới chủ nhân Pháp đối với tổng thống Macron, Les Échos khẳng định là chính phủ Macron sẽ không tăng thuế, còn Libération nêu bật khả năng chính quyền tái lập các sắc thuế « bảo vệ môi trường » từng bị gác bỏ dưới sức ép của phong trào Áo Vàng.

Áo Vàng làm số lượng các vụ phạm pháp nhẹ tăng vọt

Tác hại của phong trào Áo Vàng cũng được các báo chú ý.
Tờ báo thiên hữu Le Figaro chạy tựa : « Áo Vàng : Tình trạng phạm pháp ‘nhẹ’ bùng nổ trong ba tháng gần đây ».
 Les Échos cũng ghi nhận :
« Hóa đơn phải trả nặng nề vì Áo Vàng ».

Bài viết của tờ Le Figaro cho biết là trong 12 tháng qua (từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019), các vụ đốt phá tài sản công cộng và tư nhân đã tăng 6,7% lên đến 39.474 vụ, và nếu chỉ tính riêng ba tháng gần đây nhất, từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019, giai đoạn bao trùm hầu hết các cuộc biểu tình của phong trào Áo Vàng, thì số vụ cố tình phóng hỏa đã bùng nổ, tăng 45,2%, từ 8,982 vụ lên 13,042.

Riêng tại Paris, nơi liên tục phải chịu những cuộc biểu tình Áo Vàng, tỷ lệ tăng trong ba tháng gần đây là 295%!
Song song với các vụ phóng hỏa, các vụ đập phá, hủy hoại tài sản công công hay tư nhân cũng tăng vọt, tăng 51,8% trong 12 tháng qua, và 233% riêng trong ba tháng gần đây!

Số liệu liên quan đến cảnh sát cũng phản ánh đà bùng nổ các vụ phạm phép nhẹ.
Đã có 63.590 vụ khiêu khích và có hành vi bạo lực đối với nhân viên công lực trong một năm qua, tăng 11,2%.
 Tỷ lệ này là 36% trong ba tháng cuối năm. Lượng vũ khí bị cấm bị thu giữ cũng tăng 12,3%.

Trên bình diện tài chánh, theo hiệp hội các đại biểu dân cử tại các đô thị Pháp, sau 13 tuần bị phá hoại dưới đủ mọi hình thức, mức độ thiệt hại do phong trào Áo Vàng gây ra được ước tính "từ 20 đến 25 triệu euro" liên quan đến 20 thành phố hàng đầu của Pháp.

Đó mới chỉ là các thiệt hại liên quan đến các tài sản công cộng.
Trên cấp độ cả nước, theo ước ính của Bộ Kinh Tế Pháp, cuộc khủng hoảng Áo Vàng đã làm mất 0,1 điểm tăng trưởng ở Pháp trong quý IV năm 2018.

Sắc thuế - bị khai tử vì Áo Vàng - nay đang được hồi sinh

Liên quan ít nhiều đến phong trào Áo Vàng, Libération hôm nay đã dành trang nhất cho hồ sơ môi trường, với khuôn mặt đen trắng của tổng thống Pháp Macron như xuất hiện bên trên một đám khói đen, trên một phông nền màu xanh lá. Bên dưới là câu hỏi : Phải chăng sắc thuế ban đầu (liên quan đến sinh thái) đang quay trở lại ?

Theo ghi nhận của Libération, sắc thuế mất lòng dân mang tên chính thức là khoản « đóng góp vì khí hậu, năng lượng », gọi nôm na là thuế carbone - yếu tố đã kích hoạt cuộc khủng hoảng Áo Vàng - vẫn đang được thúc đẩy dù đã bị tạm gác trong thời gian qua.

Nhật báo Pháp tiết lộ : « trong những ngày gần đây, ba thành viên của chính phủ và hàng chục dân biểu đang cố gắng khôi phục sắc thuế môi trường của Pháp, bị chính quyền đóng băng vào tháng 12, do áp lực của phong trào Áo Vàng ».

Đối với dân biểu Matthieu Orphelin, một người thân cận với cựu bộ trưởng môi trường Nicolas Hulot, vấn đề là phải tìm ra những loại thuế sinh thái khác, vì dẫu sao vấn đề tài trợ cho các biện pháp chống biến đổi khí hậu luôn luôn là một điều cấp thiết.

Côn trùng đang âm thầm biến mất trên Trái đất

Không hẹn mà gặp, dù dành tựa lớn trang nhất để giải thích « Vì sao tổng thống Pháp Macron vẫn được giới chủ nhân ủng hộ », nhật báo Le Monde đã đặt trọng tâm cho vấn đề môi trường với bức ảnh màu chụp một con bọ ngựa, làm nền cho tựa lớn thứ hai : Sự biến mất vô hình của các loài côn trùng.

Le Monde đã giới thiệu một công trình nghiên cứu mới, xác nhận rằng, tiếp theo một số loài động vật có vú, hay chim chóc, các loài côn trùng cũng đang biến mất mà ít ai để ý tới.
Đây là kết luận đáng buồn của một công trình nghiên cứu do các nhà khoa học Úc thực hiện, và được công bố vào Chủ nhật tuần trước.

Theo nghiên cứu này : « bướm, bọ cánh cứng, chuồn chuồn, kiến, ong, phù du, v.v ... tất cả những loài côn trùng này đều có thể sẽ biến mất trong vòng một thế kỷ ».
Hệ quả, theo ghi nhận của Le Monde, là một sự sụp đổ thảm khốc của tất cả các hệ sinh thái tự nhiên.

Tính ra, 40% các loài côn trùng đang suy giảm về số lượng.
Từ 30 năm nay, tổng sinh khối của côn trùng đã giảm 2,5% mỗi năm.
Tốc độ tuyệt chủng của chúng nhanh gấp tám lần so với động vật có vú, chim và bò sát.

Tại sao côn trùng biến mất ? Đó là vì con người, với các hoạt động đô thị hóa, nạn phá rừng và ô nhiễm.
Nhưng, đặc biệt tai hại là hiện tượng thâm canh trong nông nghiệp trong nửa thế kỷ qua, với việc sử dụng ồ ạt thuốc trừ sâu, nhất là loại neonicotinoid trong vòng 20 năm gần đây.

Báo động về hiện tượng trẻ nhỏ nghiện màn hình

Một vấn đề xã hội nhức nhối của thời hiện đại đã được nhật báo Le Figaro đưa lên trang nhất với một lời báo động được nêu lên thành tựa lớn :
« Các nguy cơ đến từ nạn nghiện màn hình ở trẻ em ».

Theo Le Figaro tình hình đang rất đáng lo ngại : « Từ các em bé siêu quậy ở nhà trẻ, học sinh mẫu giáo không chịu trả lời khi được điểm danh hoặc không thể cầm bút, cho đến những đứa trẻ không tài nào tập trung được vào bất kỳ việc gì, các học sinh thụ động hoàn toàn trong lớp... »,
câu hỏi đặt ra là : phải chăng nguyên nhân đến từ các màn hình đủ loại.

Theo các chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ thì quả đúng là như vậy.
 Bên cạnh đó còn có yếu tố gia đình, với thái độ đôi khi là vô tâm quá đáng của một số bậc cha mẹ, để cho đưa trẻ muốn làm gì thì làm.

Le Figaro đã nhắc tới cuộc điều tra Elfe vào đầu năm 2019, thực hiện nơi một nhóm bao gồm hơn 10.000 trẻ em, nhấn mạnh rằng « trình độ học vấn của cha mẹ càng thấp, trẻ em càng tiếp xúc với màn hình nhiều hơn ».

Switch mode views: