Lần đầu tiên thủ tướng Nhật đến Trân Châu Cảng tưởng niệm nạn nhân
- Thứ Ba, 27 tháng Mười Hai năm 2016 17:06
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm trước nghĩa trang ở Honolulu, Hawai, Mỹ, ngày 26/12/2016.
Trong một chuyến thăm được đánh giá là lịch sử, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến Hawaii từ hôm qua để chuẩn bị cho một sự kiện trọng đại hôm nay 27/12/2016 :
Ông là thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến tưởng niệm các nạn nhân trong trận Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) cách nay 75 năm, khi không quân Nhật bất ngờ tấn công vào hạm đội Mỹ tại cảng này, thúc đẩy Mỹ lào vào cuộc Thế Chiến Thứ II.
Cùng tham gia buổi tưởng niệm là tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama.
Vào lúc mà tổng thống Mỹ tân cử Donald Trump sắp bước vào Nhà Trắng (ngày 20/01/2017), và có những tuyên bố bất ngờ cũng như trái ngược nhau về đường lối đối ngoại tương lai, hai ông Abe và Obama như muốn nhấn mạnh trên liên minh rất đặc biệt giữa Mỹ và Nhật.
Từ Tokyo, thông tín viên RFI, Frédéric Charles phân tích :
Trước khi đến viếng Đài Tưởng Niệm Arizona, đặt theo tên của thiết giáp hạm Mỹ đã bị máy bay Nhật đánh chìm ngay tại Trân Châu Cảng vào năm 1941, ông Shinzo Abe có cuộc tiếp xúc lần cuối với tổng thống Mỹ Obama.
Theo tin từ Tokyo, tổng thống Mỹ mãn nhiệm sẽ cố vấn cho thủ tướng Nhật về thái độ cần có đối với tổng thống Mỹ tương lai Donald Trump liên quan đến hiệp định an ninh Mỹ-Nhật.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử của mình, ông Donald Trump nhiều lần đánh giá là Tokyo chưa sẵn sàng chi trả thêm cho sự hiện diện của các căn cứ Mỹ tại Nhật.
Theo ông Trump, Tokyo phải nghĩ đến việc tự lo phòng thủ, và có thể tự trang bị vũ khí nguyên tử.
Ông Donald Trump có vẻ không biết là Tokyo đã trả toàn bộ chi phí sinh hoạt của số 50.000 lính Mỹ trên lãnh thổ Nhật – 2 tỷ đô la/năm- thậm chí các hóa đơn tiền điện cũng thanh toán.
Dù đang tìm cách diễn giải lại Hiến Pháp chủ hòa của Nhật, cấm nước này tiến hành chiến tranh, ông Shinzo Abe cũng biết là dẫu sao thì Nhật Bản và các láng giềng cũng vẫn cần đến Mỹ cho vấn đề an ninh, trong bối cảnh khu vực không có một định chế kiểu như NATO Châu Á, và nhất là trước một nước Trung Quốc ngày càng bị coi là một mối đe dọa.
Theo giáo sư André Kaspi, một chuyên gia Pháp về Hoa Kỳ, « Mỹ và Nhật trước hết muốn có một quan hệ thương mại cân bằng, nhưng mặt khác, hai bên cũng cần có một mặt trận chung trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Hai nước cùng quan điểm trên vấn đề này. »
Tin mới
- California: Kể từ 1 Tháng Giêng, không được sử dụng điện thoại khi lái xe - 29/12/2016 20:02
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29-12-2016 - 29/12/2016 19:50
- Khủng bố ở Đức : Anis Amri đã tìm cách mua vũ khí từ Pháp - 29/12/2016 17:09
- Trump và Brexit : Hai địa chấn chính trị thế giới 2016 - 29/12/2016 16:58
- Biển Đông: Trung Quốc bất cần luật lệ (WSJ) - 29/12/2016 16:12
- Betty Nguyễn Nữ xướng ngôn viên nổi tiếng người Mỹ gốc Việt - 28/12/2016 20:47
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 28-12-2016 - 28/12/2016 18:26
- Madagascar: Đầu tư Trung Quốc bị cư dân ghét bỏ - 27/12/2016 19:57
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 27-12-2016 - 27/12/2016 19:45
- Tìm thấy hộp đen máy bay Nga TU-154 rơi tại Biển Đen - 27/12/2016 19:11
Các tin khác
- Indonesia : Tòa chấp thuận điều tra thống đốc bị cáo buộc ‘‘báng bổ’’ đạo Hồi - 27/12/2016 16:57
- 2017 : Mỹ vẫn là động lực tăng trưởng của thế giới - 27/12/2016 16:05
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 26-12-2016 - 26/12/2016 22:49
- Tổng kết tình hình Việt Nam 2016 - 26/12/2016 21:52
- Nhiều người hành hương về Bethlehem mừng Lễ Giáng sinh - 26/12/2016 02:29
- Biển người đổ ra đường ở Sài Gòn, Hà Nội trong đêm Giáng Sinh - 26/12/2016 02:16
- Mẹ Maria qua Kinh Thánh và nghiên cứu lịch sử - 26/12/2016 01:48
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 25-12-2016 - 26/12/2016 01:25
- Máy bay quân sự Nga rơi trên đường đến Syria - 25/12/2016 19:12
- Pakistan: Một đoàn tàu ‘Giáng Sinh’ để cổ vũ cho hòa bình - 25/12/2016 18:56