Vì sao dân Nga thờ ơ trước cuộc can thiệp quân sự vào Syria ?
- Thứ Năm, 29 tháng Chín năm 2016 18:27
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Chỉ huy Cục tác chiến, Bộ tổng tham mưu quân đội Nga trung tướng Sergei Rudskoi họp báo tại Matxcơva về các choạt động tác chiến tại Syria, ngày 19/09/2016.
REUTERS/Sergei Karpukhin
Ngày 30/09/2015, tổng thống Nga Vladimir Putin đã tung oanh tạc cơ, máy bay trực thăng và tên lửa hành trình tấn công lực lượng « khủng bố » tại Syria để trợ giúp quân đội của Bashar al-Assad.
Cho dù đó là chiến dịch can thiệp quân sự đầu tiên của Nga ở ngoài nước từ sau cuộc chiến Afghanistan, dư luận Nga như vẫn dửng dưng trước hành động của chính quyền. Vì sao ?
Trong một bài phân tích công bố ngày 29/09/2016, gần đúng một năm sau, hãng tin Pháp AFP đã nêu bật lý do chủ yếu : Một chiến dịch tuyên truyền hiệu quả.
Bài phân tích mở đầu bằng một hình ảnh đây tính biểu tượng : Một buổi sáng tháng 10 năm ngoái, chỉ có khoảng 300 người tập hợp tại Mátxcơva để phản đối sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria.
Sergei Davidis một người trong số đó, trả lời AFP, đã ngậm ngùi tâm sự rằng đó là cuộc biểu tình đầu tiên nhưng cũng là cuối cùng chống việc Nga tham chiến tại Syria.
Theo AFP, quả đúng là như vậy. Từ ngày ông Putin thông báo chiến dịch cho đến nay, hoàn toàn không có một phong trào phản đối đáng kể nào tại Nga.
Cũng không có bất kỳ một cuộc tranh luận công khai nào về một sự kiện lẽ ra phải đánh động dư luận vì đó là lần đầu tiên mà quân đội Nga can thiệp bên ngoài lãnh thổ kể từ sau khi Liên Xô rút khỏi Afghanistan vào năm năm 1989.
Trong những ngày qua, những lời chỉ trích của phương Tây nhắm vào những vụ oanh kích tàn bạo của máy bay Nga, đặc biệt là vào Aleppo, cũng không lay động được dư luận Nga.
Sergei Davidis, một nhà đối lập Nga giải thích : « Đó là một cuộc chiến xa vời và theo như cách hiểu của công chúng, không tốn kém nhiều và vô hại đối với nước Nga ». Vì vậy mà cuộc chiến đó không được ai quan tâm.
Nguyên do vì sao mà dư luận Nga lại thờ ơ như vậy trước sự can thiệp của Nga vào Syria, kể cả khi tính ra đã có 21 người Nga bị chết tại đó từ đầu cuộc can thiệp đến nay ?
Đối với AFP, nguyên nhân đầu tiên là vấn đề kinh tế. Cuộc suy thoái kéo dài từ 18 tháng qua, cộng thêm với ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga sau vụ Crimée và Ukraina, đã trở thành mối quan tâm số một của người dân.
Trong hoàn cảnh đó, từ người dân bình thường, cho đến giới đối lập với Điện Kremlin, chẳng ai màng đến vấn đề Syria.
Bên cạnh đó, phải kể đến hiệu quả của cuộc chiến tranh tâm lý mà chính quyền tung ra nhằm tranh thủ dư luận.
Theo AFP, hơn bao giờ hết, các phương tiện truyền thông nhà nước ủng hộ điện Kremlin đã ra sức tuyên truyền về những gì xảy ra ở Syria, khẳng định rằng Mátxcơva can thiệp võ trang theo yêu cầu của chính phủ hợp pháp của Syria, nhằmg tiêu diệt « các nhóm khủng bố » vốn cũng đe dọa nước Nga.
Chiến dịch tuyên truyền này được đánh giá là rất thành công. Ông Lev Gudkov, giám đốc trung tâm thăm dò dư luận độc lập Levada ghi nhận :
''Thoạt đầu, cách đây một năm, mọi người còn phản ứng một cách bối rối và thậm chí lo ngại. Nhưng sau đó, với sự tuyên truyền của Nhà nước, họ bắt đầu tin vào những lập luận của chính quyền.''
AFP đã nêu lên một ví dụ điển hình về cuộc chiến tuyên truyền về Syria đang được Mátxcơva tiến hành trong nước :
Từ hơn một tuần nay, trong khi các phương tiện truyền thông trên thế giới đều phát đi các hình ảnh khủng khiếp về số thương vong dân sự tại Aleppo, do bom đạn từ máy bay Nga và chế độ Damas dưới sự bắn xối xả từ các hàng không Nga và Syria, thì truyền hình Nga chỉ cho phát các phóng sự về quân đội Syria xung quanh Aleppo.
Không hề có hình ảnh nào về các cuộc tấn công hủy diệt nhắm vào lực lượng nổi dậy. Và dĩ nhiên, theo chuyên gia Gudkov, « Bất kỳ thông tin tiêu cực về những gì Nga làm tại Syria đều được truyền thông Nga xem là một hình thức tuyên truyền chống phá Mátxcơva ».
Related news items:
Tin mới
- Chống Formosa là chống Đảng ! - 18/10/2016 15:41
- Nội chiến phe nhóm 'đồng chí thù địch' - 14/10/2016 19:23
- Biển Đông giảm nhiệt nhờ Duterte hòa hoãn với Trung Quốc ? - 12/10/2016 17:50
- Đừng chọn Formosa và cũng đừng chọn Dân - 11/10/2016 18:11
- Tại Sao Bầu Cho Ông Trump Là Cách Lựa Chọn Tốt Về Đạo Đức? - 08/10/2016 20:05
- Nga cố chiếm thượng phong tại Syria thừa dịp Mỹ bận bầu cử - 06/10/2016 18:44
- Ðịnh bệnh hai ứng cử viên Clinton và Trump - 03/10/2016 01:18
- Trung Quốc : Tập Cận Bình củng cố thế lực trước Đại hội đảng - 30/09/2016 16:21
- Ý kiến luật sư việc kiện tập thể Formosa - 29/09/2016 23:02
- Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ ! - 29/09/2016 22:43
Các tin khác
- Clinton và Trump chuẩn bị ra sao cho tranh luận đầu tiên? - 25/09/2016 22:36
- Biển Đông : Mỹ cần áp dụng một loạt biện pháp mới chống Trung Quốc - 23/09/2016 17:30
- Biển Đông : Nhật Bản nhất quán trong chính sách, bất chấp Trung Quốc - 21/09/2016 18:07
- Biển Đông: Liên minh chiến lược Nga-Trung sẽ không lâu bền - 20/09/2016 15:01
- Lý-do thất bại của CS Trung Cộng và Việt Nam , chậm lắm là 2020 (kinh-tế) - 15/09/2016 01:36
- Mỹ - Trung bất đồng tạo thuận lợi cho tham vọng hạt nhân Bắc Triều Tiên - 12/09/2016 18:41
- Nga thủ lợi khi ủng hộ Trung Quốc tranh giành Biển Đông ? - 12/09/2016 17:22
- Những gì đáng sợ hơn cái chết? - 11/09/2016 06:52
- Ai chịu trách nhiệm về vụ Formosa? - 08/09/2016 22:21
- Biển Đông: Quan điểm trung lập « tích cực » của Pháp - 08/09/2016 20:29