• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-10 03:59:56') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-10 03:59:56') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 160 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Tăng sư Miến Điện sẽ thảo luận về bạo lực tôn giáo

birmanie Tangsi


Một cuộc tập hợp của các tu sĩ Phật giáo phản đối việc thành lập trụ sở Hồi giáo tại Rangun (AFP /Soe Than Win)


Tu sĩ Phật giáo từ khắp nơi tại Miến Điện, sẽ tập hợp vào ngày mai, 13/06/2013 tại Rangoon thảo luận về tình trạng bạo lực tôn giáo đang khuấy động đất nước.

 Cuộc họp được tổ chức sau khi một số nhà sư bị phát hiện là đã can dự vào những vụ tấn công người Hồi giáo.

Theo tu sĩ Dhammapiya, một phát ngôn viên cho sự kiện này, khoảng 200 nhà sư đã được mời về tham gia cuộc họp, tại một tu viện bên ngoài thành phố Yangon, để tìm phương án giảm bớt tình hình căng thẳng.

Trong thời gian qua, tình trạng bạo động gây chết người - chủ yếu là nhắm vào người Hồi giáo Miến Điện - đã phơi bày tình trạng chia rẽ trong một đất nước mà đa số cư dân theo Phật giáo, đồng thời phủ một áng mây đên trên tiến trình cải cách chính trị ngoạn mục đang được tiến hành từ khi chế độ quân sự giao quyền cho một chính phủ dân sự cách nay hai năm.

Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, ông Dhammapiya đã bác bỏ lập luận thường được người ngoại quốc nêu lên, theo đó các vụ bạo động chống người Hồi giáo ở Miến Điện là do các tu sĩ Phật giáo kích động.

 Theo ông, quả thực là đã có một vài nhà sư tham gia vào các cuộc tấn công, những rất nhiều tu sĩ khác đã bị lầm tưởng là thủ phạm khi họ cố gắng can thiệp để ngăn chặn bạo lực.

Do đó, giới sư sãi sẽ cùng nhau thảo luận về cách thức ngăn chặn các hành vị bạo động và giúp chính phủ giải quyết vấn đề.

Trong số những người về Yangon dự họp, có cả tu sĩ Wirathu, một nhà sư ở Mandalay – miền Trung Miến Điện - mà các phát biểu chống Hồi giáo đã thu hút sự chú ý của công luận trong thời gian gần đây.

Ở miền trung Miến Điện, nơi đã có hàng chục người thiệt mạng trong tháng Ba vừa qua và hàng ngàn ngôi nhà bị đốt cháy, phóng viên AFP tại chỗ đã chứng kiến cảnh tượng nhiều người mặc cà sa cầm gậy và dao trong những vụ bạo động.

Giới tu sĩ Phật giáo Miến Điện, từng đi đầu trong phong trào ủng hộ dân chủ của đất nước - cũng đã dẫn đầu một chiến dịch tẩy chay các cửa hàng thuộc sở hữu của người Hồi giáo để chỉ mua sắm tại các cửa hàng của Phật tử theo như lời kêu gọi của phong trào có tên là 969.

Ông Dhammapiya đã phủ nhận rằng phong trào 969 là tác nhân của nhiều vụ bạo động bài Hồi giáo trên khắp đất nước trong năm nay, gần đây nhất là ở bang Shan, miền Đông Miến Điện vào tháng Năm 2013.

Vào hôm qua, một người đàn ông Hồi giáo bị kết án 26 năm tù về tội tấn công vào một người phụ nữ Phật giáo làm cho xung đột bùng lên tại bang Shan.

Giới lãnh đạo Hồi giáo Miến Điện dĩ nhiên đã hoan nghênh cuộc họp của các tu sĩ Phật giáo.

 Họ hy vọng rằng các nhà sư sẽ giúp Phật tử và sư sãi thây đổi nhận thức của mình.


Switch mode views: