70 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền : Tình hình vẫn còn ảm đạm
- Thứ Hai, 10 tháng Mười Hai năm 2018 18:57
- Tác Giả: Thụy My
Đại sứ 19 nước tại Việt Nam đọc Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bằng tiếng mẹ đẻ trong một video ngày 10/12/2018.
@UKinVietnam
Ngày 10/12/2018, ngày Nhân quyền Quốc tế đồng thời kỷ niệm 70 năm bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ở Paris, tình hình quyền con người vẫn chưa mấy khởi sắc.
Ở Việt Nam, 21 đại sứ và phó đại sứ của 19 đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội đã đọc bản Tuyên ngôn Nhân quyền bằng tiếng mẹ đẻ của mình, trong một video đăng trên Facebook.
Tại Paris, có một số hoạt động như thắp nến dưới chân tháp Eiffel vào đúng ngày 10/12 lúc 18 giờ 30, hội thảo về nhân quyền tại Việt Nam ngày 9/12 do Ecole Sauvage (hiệp hội trợ giúp trẻ em Việt Nam) và Hội Thanh Thiếu niên Việt Nam tại Paris phối hợp tổ chức ở quận 13.
Ngoài ra còn có buổi văn nghệ « Hát cho 70 năm tiếng nói nhân quyền » ở quận 14 vào ngày 16/12.
Thông cáo của Amnesty International công bố ngày 10/12 cho biết, kể từ nay báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền của tổ chức này sẽ được phổ biến vào ngày 10/12 hàng năm.
Trong năm 2018, Amnesty ghi nhận hai xu hướng chính : các nhà lãnh đạo độc tài muốn hủy hoại nguyên tắc bình đẳng, và sự vùng lên của phụ nữ.
Về tình hình nhân quyền tại Đông Nam Á, nổi bật là việc đàn áp người Rohingya ở Miến Điện, trấn áp đối lập và báo chí ở Cam Bốt, « cuộc chiến chống ma túy » ở Philippines.
Tại Đông Á, đáng lo ngại nhất là việc Trung Quốc bắt giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Tại châu Âu, Amnesty International quan tâm đến tình trạng phân biệt đối xử ở Hungary, Nga và Ba Lan.
Tại châu Mỹ, nhân quyền đang sa sút ở Colombia, Venezuela… và tại châu Phi vẫn còn quá nhiều chính phủ đàn áp các nhà ly khai.
Cũng trong ngày hôm 10/12, bác sĩ người Congo Denis Mukwege và nhà hoạt động Irak, Nadia Murad, được nhận giải Nobel Hòa Bình tại Oslo vì đấu tranh chống bạo lực tình dục trong thời chiến.
Cơ sở của bác sĩ phụ khoa Mukwege, 63 tuổi, từ hai thập kỷ qua đã chữa trị cho trên 50.000 phụ nữ bị tấn công tình dục.
Còn cô gái Irak 25 tuổi Murad, bị quân thánh chiến tra tấn, hãm hiếp và bán đi nhiều lần, đã tranh đấu cho các phụ nữ Yazidi bị bắt làm nô lệ.
Related news items:
Tin mới
- Nga phủ nhận xúi giục Áo Vàng biểu tình tại Pháp - 11/12/2018 20:24
- Hoa Vi: Tham vọng thống trị ngành viễn thông của Trung Quốc bị đe dọa - 11/12/2018 20:10
- Trung Quốc và Ấn Độ tập trận chung, bất đồng vẫn tiềm tàng - 11/12/2018 17:00
- Mỹ trừng phạt ba lãnh đạo cao cấp Bắc Triều Tiên - 11/12/2018 16:53
- Brexit: Thủ tướng Anh hoãn việc bỏ phiếu, mọi phe tức giận - 11/12/2018 15:24
- Hiệp ước Di trú của Liên Hiệp Quốc được thông qua ở Maroc - 11/12/2018 15:16
- Nhiều nước khai thác khủng hoảng Áo Vàng tại Pháp làm suy yếu TT Macron - 11/12/2018 00:17
- Pháp: Giới chuyên gia nghi ngờ Nga can thiệp kích động Áo Vàng - 11/12/2018 00:06
- Cựu lãnh đạo Nissan Carlos Ghosn chính thức bị khởi tố - 10/12/2018 23:58
- Armenia bầu Quốc Hội trước kỳ hạn : Phe cải cách thắng lớn - 10/12/2018 19:11
Các tin khác
- Nga xuất khẩu vũ khí thứ nhì thế giới trong năm 2017 - 10/12/2018 18:48
- Nga : Thủ phạm hạ sát 77 phụ nữ là một cựu cảnh sát viên. - 10/12/2018 18:42
- Công tố viên Canada tiết lộ tình tiết vụ án Giám đốc Tài chính Huawei bị bắt - 10/12/2018 00:15
- Nhật Bản ban hành lệnh cấm dùng hàng Trung Quốc: Huawei, ZTE - 09/12/2018 22:02
- Pháp: Phe « Áo Vàng » chờ Macron lên tiếng - 09/12/2018 19:51
- Áo vàng : Nga tung tin giả để kích động hận thù tại Pháp ? - 09/12/2018 19:39
- Trung Quốc dọa Canada phải "gánh hậu quả" vì bắt lãnh đạo Hoa Vi - 09/12/2018 19:31
- COP24 : Chống biến đổi khí hậu, Áo vàng, Áo xanh biểu tình ôn hoà - 09/12/2018 19:11
- Brexit : Nhiều người dân Anh muốn tổ chức trưng cầu dân ý lần 2 - 09/12/2018 19:04
- Mỹ : tổng thống thông báo John Kelly từ chức tổng thư ký Nhà Trắng - 09/12/2018 18:53