Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thượng đỉnh Nhật Bản - Mêkông thúc đẩy các dự án phát triển

japan-mekong-summit

Lãnh đạo của năm nước vùng sông Mêkông và thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Hội nghị Thượng đỉnh Mêkông, Tokyo, 09/10/2018.
Nicolas Datiche/Pool via Reuters

Theo Nikkei Asian Review, hôm nay, 09/10/2018, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Tokyo, lãnh đạo của Nhật Bản và 5 nước vùng sông Mêkông (Cam Bốt, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Miến Điện và Việt Nam) đã thông qua một chính sách mới thúc đẩy việc thực hiện trên 150 dự án sử dụng viện trợ phát triển chính thức của Nhật.

Các dự án nằm trong khuôn khổ "Tokyo Strategy 2018" sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính : kết nối khu vực, xây dựng các xã hội đặt trọng tâm vào người dân, và bảo vệ môi trường, xử lý thiên tai.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Mêkông - Nhật Bản, các lãnh đạo của năm nước vùng sông Mêkông cũng bày tỏ sự ủng hộ mục tiêu xây dựng một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, do thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khởi xướng.

Các nước Đông Nam Á hiện đang nhận rất nhiều đầu tư của Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường" của chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhật Bản cố gắng làm khác Trung Quốc bằng cách tập trung viện trợ vào việc hỗ trợ bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực, cũng như trợ giúp tài chính.

Theo Nikkei Asian Review, tại cuộc họp thượng đỉnh Tokyo, các lãnh đạo của Nhật Bản và 5 nước vùng Mêkông cũng đã thảo luận các vấn đền liên quan đến Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện quân sự để áp đặt chủ quyền lên vùng biển này.

Tuy không nêu tên Trung Quốc, tuyên bố chung của thượng đỉnh "ghi nhận" một số quan ngại về các dự án bồi đắp đảo và các hoạt động ở Biển Đông gây căng thẳng và có thể gây tổn hại cho hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Hôm qua, thủ tướng Shinzo Abe và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đồng ý sẽ hợp tác với nhau để duy trì hòa bình và an ninh ở vùng Biển Đông.
Trong cuộc họp báo chung với ông Abe, ông Nguyễn Xuân Phúc không nêu tên Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo đảm hòa bình, an ninh hàng hải và tự do lưu thông trên biển và trên không ở vùng Biển Đông.

Switch mode views: