Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Macedonia "chặn ảnh hưởng Nga"
- Thứ Hai, 17 tháng Chín năm 2018 15:46
- Tác Giả: Tú Anh
Người chống đổi tên nước Macedonia mang áo thể thao, với dòng chữ Nước Nga, biểu tình ngày 23/6/2018 tại Skopje.
Robert ATANASOVSKI / AFP
Vào ngày 30 tháng 09 năm 2018, Macedonia trưng cầu dân ý đổi tên mới là « Cộng hoà Bắc Macedonia », chấm dứt tình trạng trùng lập với một tỉnh biên giới của Hy Lạp.
Lo ngại Matxcơva « can thiệp » giúp phe « chống » để duy trì nguyên trạng, đích thân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Skopje để hậu thuẫn phe « thuận ».
Đúng theo thỏa thuận ký với Hy Lạp hồi tháng 7 mở đường cho Macedonia, một bang của Nam Tư cũ, gia nhập NATO và đàm phán làm thành viên Liên Hiệp Châu Âu, cử tri sẽ phải bỏ phiếu thuận chấp nhận tên mới là « Cộng hoà Bắc Macedonia ».
Chính vì thế, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ bay sang Skopje, lần lượt tiếp xúc với đồng nhiệm Ludmila Sekerinska và thủ tướng Zoran Zeav, kiến trúc sư của hiệp định lịch sử ký với Hy Lạp, đổi tên nước.
Chủ nhân Lầu Năm Góc cũng sẽ gặp tổng thống Gjorgje Ivanov, người cùng quan điểm với phe quốc gia chủ nghĩa, chống việc đổi tên nước.
Trên máy bay, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tố giác điều mà ông gọi là « chiến dịch gây ảnh hưởng của Nga, đánh lừa cử tri, tài trợ cho các nhóm chống trưng cầu dân ý ». Tướng Mattis lý giải « hãy để cho dân Macedonia tự quyết định tương lai, thế nào cũng được, nhưng không để một nước khác quyết định hộ ».
Một tiền lệ đã xảy ra vào năm 2017 với Montenegro, mặc dù Nga và một phần công luận địa phương phản đối kịch liệt, cuối cùng tiểu quốc Balkan này, với 600.000 dân vẫn gia nhập NATO, sau trưng cầu dân ý.
Theo bà Laura Cooper, viên chức đặc trách hồ sơ nước Nga và Trung Âu trong bộ Quốc Phòng Mỹ, Matxcơva dùng tiền khuyến khích cử tri vắng mặt và tung tin thất thiệt thậm chí đe dọa để làm thay đổi ý định bầu « thuận », hiện đang chiếm đa số.
Trái lại, đại sứ Nga tại Skopje cho là « tây phương đang gây sức ép tinh thần rất nặng nề » lên cử tri Macedonia.
Báo chí, truyền thông Macedonia cũng ủng hộ đổi tên nước để hội nhập Liên Hiệp Châu Âu.
Tuy nhiên, con đường trước mặt còn nhiều chướng ngại.
Theo Hiến Pháp, trưng cầu dân ý chỉ có giá trị « tham khảo ý dân ».
Sau đó, Quốc Hội sẽ biểu quyết chấp thuận hay không với « đa số hai phần ba ».
Tin mới
- Venezuela : Dân đói kém, tổng thống xài sang - 18/09/2018 20:26
- Doanh nghiệp châu Âu tố cáo nạn cạnh tranh bất bình đẳng ở Trung Quốc - 18/09/2018 19:13
- Liên Hiệp Quốc cổ vũ Miến Điện rút quân đội ra khỏi chính trường - 18/09/2018 18:44
- Seoul: Ưu tiên của thượng đỉnh liên Triều là phi hạt nhân hóa - 17/09/2018 21:25
- Thượng đỉnh Moon-Kim lần 3 giúp gì cho phi hạt nhân hóa ? - 17/09/2018 21:18
- Thương mại Mỹ-Trung : Bắc Kinh cam kết "trả đũa" - 17/09/2018 20:36
- Bão Mangkhut ập vào Hoa lục sau khi tàn phá Philippines - 17/09/2018 19:22
- Bão Mangkhut tại Philippines : Hơn 60 người thiệt mạng - 17/09/2018 19:14
- Căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Palestine - 17/09/2018 16:43
- Bất đồng Nga-Thổ cho Idlib thêm thời gian - 17/09/2018 16:35
Các tin khác
- Biển Đông : Tàu ngầm Nhật Bản tập trận tại Trường Sa - 17/09/2018 12:41
- Hoa Kỳ : Bão Florence nhận chìm Bắc Carolina trong biển nước - 16/09/2018 22:33
- Triều Tiên: Chuyên gia Mỹ đề nghị tách hòa bình ra khỏi hồ sơ hạt nhân - 16/09/2018 22:10
- Mỹ : Trump sẽ loan báo áp thuế 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc ngày 17/09 - 16/09/2018 18:08
- Hà Nội yêu cầu Facebook mở văn phòng tại Việt Nam - 16/09/2018 03:59
- Thỏa thuận Trung Quốc-Vatican gây lo ngại dù chưa được xác nhận - 15/09/2018 23:00
- Nhà Trắng gợi lên khả năng sẽ có thượng đỉnh Trump-Kim lần 2 - 15/09/2018 22:47
- Miền bắc Philippines bị siêu bão Mangkhut càn quét - 15/09/2018 22:30
- Syria: Những nỗ lực quốc tế cuối cùng để cứu vãn Idlib - 15/09/2018 22:23
- Vostok-18: Chiến hạm Nga tập trận trên Biển Nhật Bản - 15/09/2018 14:59