Dân Rohingya bị thanh lọc : Bà Suu Kyi bị tố biện minh cho quân đội
- Thứ Năm, 30 tháng Tám năm 2018 20:51
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Bà Aung San Suu Kyi (G) đến sân bay Sittwe hôm 02/11/2017, trong chuyến thăm bang Rakhine.
KHINE HTOO MRATT / AFP
“Lẽ ra bà Aung San Suu Kyi nên từ chức thì hơn”:
Bà vừa lên tiếng biện minh cho chiến dịch bị cho là thanh lọc chủng tộc của quân đội nhắm vào người thiểu số Rohingya theo Hồi Giáo tại quốc gia Đông Nam Á này.
Chiến dịch này bị Liên Hiệp Quốc tố cáo trong một bản phúc trình công bố hôm thứ Hai, 27/08, cho rằng cần phải truy tố một số tướng lãnh Miến Điện, trong đó có người đứng đầu quân đội, về tội diệt chủng.
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc dĩ nhiên đã bị chính quyền Miến Điện bác bỏ, nhưng vấn đề là bản thân bà Aung San Suu Kyi đã lên tiếng biện minh cho hành động của quân đội, với những lập luận cố hữu, như chiến dịch năm ngoái chỉ nhằm chống lại những “hành vi khủng bố”, và những cáo buộc nêu trong báo cáo chỉ là những lời dối trá.
Đối với vị Cao Ủy Nhân Quyền sắp mãn nhiệm, là người nắm quyền lãnh đạo trong thực tế chính quyền dân sự Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi có đầy đủ tư cách để ngăn chặn chiến dịch bị tố cáo là “thanh lọc chủng tộc” mà quân đội Miến Điện tiến hành vào năm ngoái nhắm vào người thiểu số Rohingya, điều mà bà đã không làm.
Trước những cáo buộc, theo ông Zeid Ra'ad Al Hussein, “lẽ ra bà Aung San Suu Kyi nên giữ im lặng, hay tốt hơn nữa là nên từ chức… (chứ) không cần phải biến mình thành phát ngôn viên của quân đội Miến Điện”.
Thái độ thờ ơ của bà Aung San Suu Kyi đối với thảm nạn diệt chủng diễn ra trước mắt mình, thậm chí còn bênh vực các thủ phạm, đã tạo ra nhiều bất bình, với nhiều người công khai cho rằng bà không còn xứng đáng với giải Nobel Hòa Bình, và Ủy Ban trao giải Nobel cần phải thu hồi giải đã trao cho bà vào năm 1991.
Trước những luồng dư luận đó, vào hôm qua, một lần nữa, Ủy Ban Nobel Hòa Bình của Na Uy đã lên tiếng tái khẳng định không thể có chuyện thu hồi giải Nobel đã trao, vì lẽ giải được quyết định trên cơ sở thành tựu của một người vào lúc trao giải và quá trình trước đó.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Ủy Ban Nobel Hòa Bình phải lên tiếng về vụ bà Aung San Suu Kyi bị tố cáo làm ngơ để cho người Rohingya bị thảm sát.
Vào năm ngoái, chủ tịch Ủy Ban này cũng đã phải xác định rằng không thể thu hồi giải thưởng.
Tuy nhiên vai trò của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc khủng hoảng Rohingya cũng đã khiến bà mất uy tín.
Tháng Ba vừa qua, Viện Bảo Tàng Holocaust (về nạn Diệt Chủng Do Thái) tại Mỹ đã tuyên bố thu hồi Giải thưởng Elie Wiesel từng trao tặng cho lãnh đạo Miến Điện vào năm 2012.
Cho đến nay, vẫn còn có người tin rằng, dù là người đứng đầu chính quyền dân sự, nhưng bà Aung San Suu Kyi không có thẩm quyền đối với quân đội.
Lập luận này vừa bị Liên Hiệp Quốc phản bác khi trong báo cáo nói rõ là bà Aung San Suu Kyi “đã không sử dụng vị trí thực tế của mình là người đứng đầu chính phủ, cũng như không dùng uy tín đạo đức của mình, để ngăn chặn hoặc dự phòng các sự kiện đang diễn ra”.
Thậm chí báo cáo Liên Hiệp Quốc còn tố cáo : “Chính quyền dân sự đã truyền bá những câu chuyện sai sự thật; phủ nhận hành vi sai trái của quân đội ; ngăn cản những cuộc điều tra độc lập. . . và giám sát việc phi tang bằng chứng.”
Tin mới
- Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ : Bắc Triều Tiên quyết tâm đàm phán với Hoa Kỳ - 31/08/2018 16:36
- Đề phòng Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, Tokyo tăng ngân sách quốc phòng - 31/08/2018 16:27
- TT Donald Trump dọa rút Mỹ khỏi tổ chức Thương Mại Thế giới - 31/08/2018 16:20
- Biếm họa Mohamet : Hà Lan và Pakistan « xuống thang » - 31/08/2018 15:41
- Khủng hoảng di dân Venezuela : Nam Mỹ kêu gọi quốc tế tăng cường tài trợ - 31/08/2018 15:19
- Hoa Kỳ : Bang Arizona tiễn biệt John McCain - 31/08/2018 15:12
- Vì sao Đông Đức cũ là miền đất màu mỡ của các nhóm cực hữu - 31/08/2018 14:59
- Thượng Nghị sĩ John McCain: cầu nối Mỹ-Việt - 31/08/2018 01:17
- Pakistan: Biểu tình phản đối Hà Lan tổ chức thi vẽ tranh biếm họa nhà tiên tri - 30/08/2018 21:51
- Nông dân Pháp biểu tình phản đối bán đất cho Trung Quốc - 30/08/2018 21:38
Các tin khác
- Duy Ngô Nhĩ: Nghị sĩ Mỹ thúc giục trừng phạt Trung Quốc - 30/08/2018 20:06
- Tổng thống Mỹ thông báo luật sư của Nhà Trắng từ chức - 30/08/2018 16:04
- Đức : Dân nước ngoài lại bị tấn công, cực hữu vẫn biểu tình ở Chemnitz - 30/08/2018 15:29
- Iran thông báo bắt giữ hàng chục « gián điệp » - 30/08/2018 15:21
- FIFA Gate : cựu chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ lĩnh án 9 năm tù - 30/08/2018 14:08
- Bắc Triều Tiên : Tổng thống Trump lại đổ lỗi cho Trung Quốc - 30/08/2018 14:01
- Giám Mục McGrath tại San Jose, California phải đối phó với truyền thông Hoa Kỳ. - 30/08/2018 01:37
- VN chính thức sử dụng đồng nhân dân tệ của TQ ở khu vực biên giới - 30/08/2018 01:16
- Căng thẳng với Bắc Triều Tiên : Mỹ-Hàn Quốc nối lại tập trận - 29/08/2018 21:00
- Miến Điện bác bỏ cáo buộc của Liên Hiệp Quốc về tội «diệt chủng» - 29/08/2018 19:19