Miến Điện : Người Rohingya đòi công lý sau một năm phiêu bạt
- Chúa Nhật, 26 tháng Tám năm 2018 03:57
- Tác Giả: Thu Hằng
Người tị nạn Rohingya tại trại Kutupalong(Bangladeshe) biểu tình tố cáo cuộc sống bất an nhân 1 năm bị đàn áp phải chạy tị nạn khỏi Miến Điện, này 25/08/2018.
REUTERS/Mohammad Ponir Hossain
Cách đây đúng một năm, ngày 25/08/2017, loạt tấn công của phiến quân Rohingya nhắm vào các đồn biên phòng đã gây ra một đợt trấn áp đẫm máu do quân đội Miến Điện tiến hành.
Khoảng 700.000 người Rohingya Hồi Giáo phải chạy sang nước láng giềng Bangladesh lánh nạn.
Liên Hiệp Quốc lên án hành động « thanh lọc chủng tộc ».
Dù Miến Điện và Bangladesh đã ký một thỏa thuận về di dân Rohingya, nhưng tiến trình hồi hương vẫn giậm chân tại chỗ.
Từ một năm nay, người Rohingya sống trong điều kiện thiếu thốn, bất an tại các trại tạm trú ở Cox’s Bazar, phía đông nam Bangladesh.
Đặc phái viên RFI Eliza Hunt tường trình :
Trong một túp lều bằng tre khoảng 10 mét vuông, được ngăn đôi bằng một tấm vách, đây có vẻ là tổ ấm của một gia đình có 10 người con. Nhưng với bà mẹ Aicha, đây chưa phải là điều khó khăn nhất.
Bà kể : "Cuộc sống của chúng tôi ở đây thật kinh khủng. Đây không phải là nơi an toàn cho phụ nữ và trẻ con, nhất là vào ban đêm.
Không an toàn chút nào. Quân nhân Bangladesh rời trại khi màn đêm buông xuống. Và chúng tôi rất sợ ".
Vào rừng kiếm củi cũng rất nguy hiểm. Em trai bà đã bị người dân địa phương đâm vào tuần trước.
Dù điều kiện sống ở trại tạm cư rất khó khăn, nhưng với chồng của bà Aicha, ông Nabil, từng bị quân đội Miên Điện tra tấn vào năm 2017, thì không có chuyện hồi hương.
Ông nói : "Chính phủ đã nói dối chúng tôi quá nhiều. Họ rất giỏi trong chuyện lời nói gió bay, hành động không đi đôi với tuyên bố.
Họ khẳng định sẵn sàng đón nhận chúng tôi, nhưng nếu không đảm bảo an ninh và quyền công dân cho chúng tôi, rõ ràng là họ không thành tâm !"
Trong khi chờ đợi, gia đình người Rohingya này sống nhờ vào trợ giúp của các tổ chức nhân đạo vì họ không có quyền làm việc ở Bangladesh, thậm chí không được phép rời khỏi trại.
Tin mới
- Trung Quốc: Đảng Cộng Sản siết chặt kỷ luật - 27/08/2018 16:02
- Giáo hoàng Phanxicô bị cáo buộc bao che lạm dụng tình dục - 27/08/2018 15:55
- Tổng thống Pháp: Châu Âu không nên dựa vào Mỹ để tự vệ - 27/08/2018 15:48
- Á Vận Hội : Đội tuyển đua thuyền thống nhất Triều Tiên làm nên lịch sử - 26/08/2018 23:54
- Hồ sơ Bắc Triều Tiên: Trung Quốc phản đối mạnh cáo buộc của TT Trump - 26/08/2018 23:44
- TNS John McCain qua đời: Phản ứng xúc động từ Mỹ, Việt Nam và thế giới - 26/08/2018 23:28
- Thăm Ailen, đức giáo hoàng tỏ nỗi “xấu hổ” trước các vụ ấu dâm - 26/08/2018 23:15
- Iran : Bộ trưởng Kinh tế bị sa thải làm lung lay vị thế tổng thống Rohani - 26/08/2018 22:55
- Thượng nghị sĩ John McCain quyết định ngưng điều trị ung thư não - 26/08/2018 05:20
- Trung Quốc : Khoảng 40 nhà đấu tranh mất tích sau khi công an đột kích - 26/08/2018 05:10
Các tin khác
- Bỏ qua bất đồng, Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Nga - 25/08/2018 20:08
- Di dân Quốc tế : Lượng người Venezuela ra đi đã lên đến mức báo động - 25/08/2018 17:41
- Sony thú nhận album di cảo của Michael Jackson có ba bài hát giả - 25/08/2018 17:16
- Trái chuối Mỹ - 25/08/2018 05:56
- Nhân viên ngân hàng báo tin để đồng đảng cướp $75,000 của khách - 24/08/2018 23:41
- Việt Nam phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình - 24/08/2018 22:19
- Trên 3.000 người Việt là nạn nhân của buôn người, chủ yếu bị bán sang Trung Quốc - 24/08/2018 22:07
- Mỹ tố cáo Trung Quốc tạo "bất ổn định" trong quan hệ với Đài Loan - 24/08/2018 21:39
- Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý tăng cường quan hệ quân sự - 24/08/2018 19:15
- Anh Quốc chuẩn bị cho khả năng không đạt thỏa thuận về Brexit - 24/08/2018 16:16