HĐBA thị sát Miến Điện: Quân đội Miến Điện bác bỏ cáo buộc cưỡng hiếp người Rohingya
- Thứ Ba, 01 tháng Năm năm 2018 14:34
- Tác Giả: Thu Hằng
Tướng Min Aung Hlaing (G), tổng tư lệnh quân đội Miến Điện tiếp phái đoàn LHQ tại Naypyidaw, ngày 30/04/2018.
REUTERS/Kevin Fogarty
Sau Bangladesh, phái đoàn của 15 thành viên Hội Đồng Bảo An đã sang Miến Điện gặp bà Aung San Suu Kyi và lãnh đạo quân đội nước này ngày 30/04/2018.
Tiếp phái đoàn của Liên Hiệp Quốc, tướng Min Aung Hlaing bác bỏ mọi cáo buộc quân đội nước này cưỡng hiếp người Rohingya.
Tối 30/04/2018, trên trang Facebook cá nhân, lãnh đạo quân đội Miến Điện nhắc lại khẳng định khi gặp phái đoàn của Liên Hiệp Quốc rằng « không có bất kỳ hành động lạm dụng tình dục nào trong lịch sử Tatmadaw », tên gọi của quân đội Miến Điện, và « Tatmadaw luôn giữ kỷ cương ».
Tuy nhiên, ông cũng cam kết « sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ ai bị cáo buộc lạm dụng tình dục » vì hãm hiếp « là tội không chấp nhận được trong văn hóa và tôn giáo » Miến Điện.
Sau khi làm việc với chính quyền Naypidaw, ngày 01/05, phái đoàn của Liên Hiệp Quốc đến vùng xung đột Rakhine, nơi chỉ có chính quyền được phép thâm nhập trong thời gian gần đây.
Sau đó, phái đoàn sẽ tổ chức một cuộc họp báo khi trở lại thủ đô vào tối cùng ngày.
Cho đến nay, chưa một ai bị truy tố vì các tội hãm hiếp, trong khi theo nhiều nhân chứng kể lại tại Bangladesh, quân nhân Miến Điện đã phạm các tội hãm hiếp và sát hại thường dân.
Quân đội Miến Điện bị cáo buộc thanh lọc chủng tộc kể từ cuộc tấn công nhắm vào lực lượng nổi dậy Rohingya xảy ra vào cuối tháng 07/2017.
Gần 700.000 người thuộc cộng đồng thiểu số Hồi Giáo này phải chạy sang tị nạn tại nước láng giềng Bangladesh.
Tướng Min Aung Hlaing tiếp tục khẳng định đường lối của chính phủ là « sẵn sàng tiếp nhận » người Rohingya hồi hương.
Tin mới
- Nguyên tử Iran : Tiết lộ của Israel không làm châu Âu đổi lập trường - 02/05/2018 17:14
- Nguyên nhân khủng hoảng chính trị ở Armenia, quốc gia vệ tinh của Nga - 02/05/2018 16:39
- Nga giảm chi quân sự do bị trừng phạt kinh tế - 02/05/2018 15:57
- Paris : Bạo động bên lề cuộc tuần hành 1/5 - 02/05/2018 15:51
- Tấn công bằng hỏa tiễn ở Bắc Syria, 26 người chết, đa số người Iran - 01/05/2018 20:36
- Nhật bắt 7 du học sinh Việt Nam trộm mỹ phẩm - 01/05/2018 19:23
- Đảo Maurice, 50 năm thiên đường du lịch - 01/05/2018 19:09
- Ngày Quốc Tế Lao Động: Giới công đoàn Pháp kêu gọi biểu tình trên toàn quốc - 01/05/2018 18:58
- Úc, cửa ngõ mở đường cho Pháp vào thị trường châu Á - 01/05/2018 18:40
- Bí mật của Nga về chất độc Novichok - 01/05/2018 14:45
Các tin khác
- Thêm một đồng minh của Đài Loan ngả theo Trung Quốc - 01/05/2018 14:28
- Áp thuế nhôm, thép : Mỹ hoãn thêm một tháng cho châu Âu - 01/05/2018 14:21
- Di dân ở Mexico quyết tâm vào Mỹ, bất chấp cảnh cáo của cơ quan di trú - 30/04/2018 22:52
- Hòa giải liên Triều : Bình Nhưỡng sắp áp dụng múi giờ giống Seoul - 30/04/2018 20:33
- Người Hàn Quốc nghĩ gì về viễn cảnh thống nhất Triều Tiên ? - 30/04/2018 18:52
- Tổng thống Pháp công du Úc với trọng tâm hợp tác an ninh quốc phòng - 30/04/2018 17:30
- Anh Quốc : Bộ trưởng Nội Vụ từ chức vì vụ người Caribê nhập cư - 30/04/2018 17:10
- Syria: Israel bị tố cáo nã tên lửa vào căn cứ lực lượng thân Iran - 30/04/2018 17:02
- D. Trump : « Trong vòng 3 hay 4 tuần sẽ gặp Kim Jong Un » - 30/04/2018 16:24
- Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Ngoại trưởng Trung Quốc đến Bình Nhưỡng - 30/04/2018 16:17