Việt Nam: Biểu tình ở nhiều nơi đánh dấu một năm thảm họa Formosa
- Thứ Sáu, 07 tháng Tư năm 2017 22:19
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Một phụ nữ thu cá trên bãi biển ở làng Đông Yên, gần nhà máy Formosa, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, ngày 31/03/2017.
REUTERS/Kham
Theo hãng tin Reuters, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ngày 06/04/2017 tại một số nơi dọc theo bờ biển Việt Nam để đánh dấu một năm thảm họa Formosa, khi một nhà máy thép của Việt Nam xả chất thải độc hại ra biển gây tổn hại khủng khiếp cho mội trường và sinh kế của người dân.
Theo Reuters, nhiều người dân ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, dưới sự hướng dẫn của các nhóm Công Giáo, đã tổ chức các cuộc biểu tình trên đất liền và trên thuyền nhằm bày tỏ thái độ phẫn nộ trước cách giải quyết vụ việc của tập đoàn Formosa và chính quyền Việt Nam.
Nhiều bức ảnh và video đăng trên Facebook cho thấy những người biểu tình mang theo các biểu ngữ với các nội dung như « Ai đã rước Formosa về đây để đầu độc Việt Nam ? », hay là « Chính phủ lấy tiền, người dân lãnh họa ».
Theo một nhà hoạt động được Reuters trích dẫn, thì tại một khu vực, ngư dân đã đưa thuyền ra biển để tổ chức một cuộc biểu tinh để không bị chính quyền địa phương trấn áp.
Tuy nhiên, theo nhân chứng này, đã không có nhóm phản đối nào bị cảnh sát làm khó dễ.
Chính quyền hai tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra một hôm sau khi bộ Môi Trường Việt Nam kết luận rằng nhà máy thép Formosa đã khắc phục được 52 trên 53 sai phạm về môi trường, cho nên đã hội đủ điều kiện để vận hành. Tuy nhiên, Formosa phải chờ đèn xanh chính thức của chính phủ Việt Nam trước khi chạy thử.
Kết luận trên đây của bộ Môi Trường đã khiến giới bảo vệ mội trường hết sức hoài nghi.
Cách đây một năm, nhà máy trị giá 11 tỷ đô la ở Hà Tĩnh đã thải nước độc hại ra biển, gây ô nhiễm dọc theo hơn 200 km bờ biển miền Trung, dẫn đến thiệt hại to lớn về mặt kinh tế và du lịch cho vùng.
Việc khôi phục lại sinh hoạt mất rất nhiều thời gian và người dân hiện vẫn rất tức giận không chỉ về hậu quả ô nhiễm mà còn về cách chính quyền xử lý vấn đề.
Tin mới
- Quốc tế bày tỏ đoàn kết với Thụy Điển sau vụ tấn công khủng bố tại Stockholm - 08/04/2017 18:09
- Bắc Triều Tiên : Hoa Kỳ sẳn sàng « hành động một mình » nếu cần - 08/04/2017 17:16
- Donald Trump nói đã tạo quan hệ cá nhân tốt với Tập Cận bình - 08/04/2017 15:01
- Ngoại trưởng Pháp: Vắng Mỹ thế giới không thể chống lại biến đổi khí hậu - 08/04/2017 04:31
- Mỹ lo ngại Trung Quốc mua công ty năng lượng nguyên tử Westinghouse Electric - 08/04/2017 04:13
- Tái chiếm Deir Ezzor, canh bài sống còn đối với chế độ Syria - 08/04/2017 03:54
- Bầu TT Pháp: Jean-Luc Mélenchon, nhà hùng biện “bất khuất” - 08/04/2017 02:44
- Biển Đông: Ảnh vệ tinh xác nhận việc Trung Quốc đưa tiêm kích đến Hoàng Sa - 07/04/2017 23:19
- Trump hứa sẽ có "quan hệ rất tốt" với Tập Cận Bình - 07/04/2017 23:11
- Tập Cận Bình, Biển Đông và Mar-a-Lago - 07/04/2017 22:42
Các tin khác
- GIA ĐÌNH LUẬT KHOA BẮC CALI. VÀ BUỔI ĂN THÂN TÌNH VỚI CÁC NẠN NHÂN BÃO LỤT - 07/04/2017 20:47
- Mỹ : Cố vấn Steve Bannon bị loại khỏi Hội Đồng An Ninh Quốc Gia - 06/04/2017 22:21
- Chính quyền Donald Trump cũng cứng rắn với Nga như thời Obama? - 06/04/2017 22:08
- Nga xác nhận thủ phạm khủng bố ở St-Pétersbourg là người Kyrgyzstan - 06/04/2017 14:10
- Biển Đông : Tổng thống Duterte điều quân đội đến các đảo có tranh chấp - 06/04/2017 13:47
- Donald Trump: Mỹ “tăng cường” quân sự để đối phó với Bắc Triều Tiên - 06/04/2017 13:41
- Pháp: Tranh luận sôi nổi giữa 11 ứng viên tổng thống Pháp - 05/04/2017 23:05
- Manila bắt đầu tuần tra vùng Benham Rise, sau vụ phát hiện tàu TQ - 05/04/2017 16:49
- Biển Đông : Trump « giơ cao đánh khẽ » với Trung Quốc - 05/04/2017 16:42
- Boeing ký hợp đồng $3 tỉ với công ty hàng không Iran - 05/04/2017 02:35