Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thủ tướng Đức kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng tự do ngôn luận

turkey-germany

Thủ tướng Đức Angela Merkel (T) và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Ankara, ngày 02/02/2017.
REUTERS/Umit Bektas

Hôm qua, 02/02/2017, thủ tướng Đức Angela Merkel có chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cuộc gặp với tổng thống Recep Erdogan, thủ tướng Đức lưu ý nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ về hàng loạt xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng trong thời gian gần đây tại quốc gia này.

Thông tín viên Alexandre Billette tường trình từ Istanbul,

« Chuyến công du của thủ tướng Đức lần này ít thân thiện hơn nhiều so với chuyến viếng thăm của thủ tướng Anh Theresa May thứ Bảy tuần trước.

Lãnh đạo Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận về nhiều vấn đề như người tị nạn, khủng hoảng Syria hay các trao đổi thương mại giữa hai nước, tuy nhiên nhân quyền mới là vấn đề mà thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh trước công luận.

Thủ tướng Đức "rất quan ngại" về việc tự do báo chí bị xâm phạm hay tình trạng đối lập chính trị bị đàn áp, đặc biệt do cuộc cải cách Hiến Pháp, sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý vào mùa xuân tới. Bà Angela Merkel nhấn mạnh là : Cần phải bảo đảm quyền tự do ngôn luận và thể chế tam quyền phân lập.

Tức giận vì bị chỉ trích, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan một lần nữa khẳng định những ưu điểm của chế độ quyền hành tập trung vào tổng thống trong tương lai sau cải cách Hiến Pháp.

Một dấu hiệu cho thấy sự lo ngại của thủ tướng Đức. Bà Angela Merkel đã có một cuộc gặp phái đoàn hai đảng chính trị đối lập, đảng Cộng Hòa của Nhân Dân (CHP) thuộc cánh trung tả và đảng HDP, thân người Kurdistan.

Hiện có 12 nghị sĩ đảng HDP đang bị giam cầm. Trong các chuyến công du trước, thủ tướng Đức không gặp gỡ đối lập chính trị Thổ Nhĩ Kỳ ».

Sau cuộc đảo chính hụt, chính quyền Ankara đã bắt giam hơn 43.000 người và hơn 100.000 người bị sa thải.
 Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi Berlin cho dẫn độ những quân nhân bị tình nghi tham gia đảo chính, chạy trốn sang Đức.

Theo truyền thông Đức hồi tuần trước, 40 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ phục vụ trong khối NATO đã đệ đơn xin tị nạn tại Đức.

Về chủ đề nhập cư, Ankara đã nhiều lần đe dọa hủy bỏ thỏa thuận về đón tiếp trở lại người tị nạn chạy sang châu Âu, nếu công dân Thổ Nhĩ Kỳ không được miễn thị thực nhập cảnh Schengen, và tiến trình gia nhập Liên Hiệp Châu Âu của nước này không có tiến triển.

Thủ tướng Đức, hôm qua, đã nhấn mạnh rằng « vấn đề người tị nạn là rất quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như với Liên Âu và Đức », và thỏa thuận người tị nạn là dựa trên « lợi ích chung ».

Bà Merkel cho biết Berlin đã cam kết tiếp nhận « 500 người tị nạn mỗi tháng », trong khuôn khổ kế hoạch tái định cư người xin tị nạn của châu Âu.


Switch mode views: