Nước Anh bắt đầu tách khỏi Liên Hiệp Châu Âu
- Thứ Ba, 17 tháng Giêng năm 2017 16:41
- Tác Giả: RFI, Lê Hải
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu về lộ trình rời Liên Hiệp Châu Âu, Luân Đôn ngày 17/01/2017.
REUTERS/Kirsty Wigglesworth
Thủ tướng nước Anh, bà Theresa May trong bài diễn văn hôm nay, 17/01/2017, phải thông báo rõ quan điểm của bà về các mối quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu sau Brexit, một cuộc « ly dị » đang được tổng thống tân cử Hoa Kỳ ủng hộ.
Hoa Kỳ, đối tác có trọng lượng
Nếu như trước đây, bà có đề cập đến một « Brexit cứng rắn » thì nay được đổi thành «Brexit thích đáng ».
Đương nhiên, mọi người đang trông đợi thủ tướng Anh sẽ có những giải thích cụ thể hơn về thuật ngữ này và những điều kiện theo đó bà định đưa nước Anh ra khỏi Liên Hiệp.
Theo thông tín viên Lê Hải, tại Luân Đôn, nước Anh không trông đợi gì nhiều vào sự hào phóng của Liên Hiệp Châu Âu:
"Có hai điểm chính nổi bật trong các bình luận trên báo chí và truyền hình Anh trong ngày hôm nay, thứ nhất là kế hoạch của thủ tướng May là khá mạnh và thứ hai là tuyên bố mới đây của tân tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng ký hiệp định kinh tế chiến lược chính là chiếc đệm giảm xóc hiệu quả cho bản kế hoạch đó.
Đồng bảng Anh tiếp tục suy yếu và giới kinh tế diễn giải kế hoạch của bà May có nghĩa là nước Anh sẽ tách rời khỏi khu vực kinh tế chung của châu Âu.
Do đó, hứa hẹn mới đây của Hoa Kỳ về trợ giúp thương mại sẽ phần nào giúp giảm nhẹ cú sốc đó.
Thủ tướng Anh cùng các đồng sự trong chính phủ cũng hứa hẹn về chuyện sẽ đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu về các hiệp ước mua bán có giá trị tương đương như là trước đây, nhưng cho đến thời điểm này thì tuyên bố của các lãnh đạo châu Âu mà đặc biệt là nước Đức khá là cứng rắn.
Có lẽ chính phủ Anh cũng không dám kỳ vọng quá nhiều vào các thỏa thuận kinh tế kiểu này, nên hôm qua bộ trưởng Tài Chính Philip Hammond đã ngụ ý có thể giảm thuế một cách bất thường để biến nước Anh thành thiên đường thuế ngay ngoài rìa châu Âu để thu hút đầu tư và cân bằng kinh tế.
Cho nên, có thể thấy bản kế hoạch của thủ tướng Anh mới chỉ là khúc dạo đầu cho vô số tranh cãi sắp tới, không chỉ song phương với châu Âu, mà như bà Theresa May đã bày tỏ hi vọng là nước Anh sẽ đạt được vai trò quốc gia thương mại toàn cầu, tiếp tục được thế giới tin cậy và trong nước thì đoàn kết "
Hồ sơ di dân: Một bài toán nan giải
Câu hỏi đặt ra: Mặc dù vấn đề kinh tế luôn được bàn cãi đầu tiên nhưng vấn đề di dân mới là lý do chính khiến rất nhiều người bỏ phiếu ủng hộ Brexit, vậy thì kế hoạch của thủ tướng Anh sẽ kiểm soát biên giới như thế nào?
Anh Lê Hải cho biết tiếp:
" Vấn đề này hầu như bị bỏ trống trong bản kế hoạch cụ thể, nhưng trên thực tế thì có lẽ đó chính là vấn đề mà chính phủ của bà May đã tập trung chuẩn bị trong suốt 6 tháng qua.
Trước hết là nước Pháp tuyên bố sau ngày Brexit, họ sẽ yêu cầu biên phòng Anh rút khỏi cảng Calais quay về bên phía cảng Dover của Anh.
Đây sẽ là cú sốc lớn cho nước Anh, bởi vì trong trường hợp đó, nếu Pháp tiếp tục bỏ ngỏ cửa khẩu như hiện nay thì dòng người tị nạn sẽ thoải mái tràn sang Anh và khi đó thì nước Anh sẽ phải tiếp nhận và tìm chỗ ở cho người vượt biên trong giai đoạn xét duyệt hồ sơ, chứ không phải để họ vạ vật bên Pháp như vừa qua.
Chính phủ Anh rầm rộ đưa trẻ em tị nạn nhập cảnh để giúp nước Pháp loại trừ khu lều trại tạm bợ xung quanh các bến đỗ xe công-ten-nơ, và hi vọng sẽ có biện pháp hay lối thoát nào đó cho vấn đề người tị nạn.
Câu chuyện nổi bật thứ hai về dân nhập cư là những người có giấy tờ hợp pháp được quyền sống và làm việc ở bất kỳ nơi nào trong khối thị trường chung châu Âu, nước Anh hi vọng chuyện Brexit sẽ không làm ảnh hưởng đến những người đã ổn định cuộc sống, tức là không gửi trả người châu Âu về nước và người Anh bên châu Âu cũng không phải quay trở về nhà.
Đây có lẽ sẽ là điều được bàn cãi nhiều vì dễ giải quyết và ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ và lá phiếu của cử tri."
Đoàn kết vương quốc Anh bị thách thức
Theo nhận định của giới chuyên gia, nếu như bà Theresa May quyết định đóng cửa đường biên giới, đây sẽ là một cuộc ly dị « khó khăn ».
Nước Anh xem như phải rời khỏi thị trường chung, vì tự do lưu thông con người gắn liền với tự do di chuyển tài sản.
Theresa May sẽ phải tái đàm phán để có thể đi vào thị trường châu Âu và để có thể thực hiện điều này, bà chỉ có hai năm để định hình chương trình đối tác mới với 27 quốc gia thành viên của Liên Hiệp.
Bruxelles chắc là sẽ không « cho không ». Và trong nội tình Vương quốc Anh, những người ủng hộ ở lại với Liên Hiệp tuy chiếm thiểu số ở Anh quốc, nhưng lại được đa số đồng tình tại xứ Scotland và Bắc Ailen cũng sẽ không im hơi lặng tiếng.
Nhất là, sự thống nhất của vương quốc sẽ bị đe dọa do việc Scotland muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới đòi độc lập lãnh thổ.
Related news items:
Tin mới
- Tại Davos, Tập Cận Bình giành ngôi bảo vệ toàn cầu hóa của Mỹ - 18/01/2017 17:28
- Tổng thống Philippines tố cáo Giáo Hội “đạo đức giả” - 18/01/2017 17:18
- Việt Nam, Trung Quốc dịu giọng trên vấn đề Biển Đông - 18/01/2017 17:09
- Thượng viện chuẩn thuận các Bộ trưởng được chọn vào nội các mới - 18/01/2017 00:17
- Serbia nhờ Hungary phá băng trên sông Danube - 18/01/2017 00:08
- Bắt ‘trùm’ buôn lậu ma túy người Trung Quốc cùng nhiều súng, đạn - 17/01/2017 20:55
- Máy bay vận tải Thổ Nhĩ Kỳ rớt ở Kyrgyzstan, 37 người chết - 17/01/2017 20:49
- Tổng Thống Tân Cử Trump: “Mọi người đều có bảo hiểm sức khỏe” - 17/01/2017 20:40
- Các nhóm nổi dậy chống Damas quan trọng sẽ tham gia hòa đàm - 17/01/2017 19:13
- Lãnh đạo châu Âu phản ứng mạnh về những tuyên bố của Trump - 17/01/2017 16:50
Các tin khác
- MH370 : Ngưng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích năm 2014 - 17/01/2017 15:43
- Cam Bốt hủy bỏ cuộc tập trận thường niên với Mỹ - 17/01/2017 15:36
- Philippines phản đối Trung Quốc triển khai vũ khí ở Biển Đông - 17/01/2017 15:13
- Exxon-Mobil khai thác khí đốt tại Việt Nam, trị giá $20 tỷ - 17/01/2017 01:28
- Các nhà khoa học báo động về biến đổi khí hậu ở Nam Cực - 16/01/2017 22:14
- OXFAM : Tình trạng bất bình đẳng trên thế giới tăng nhanh - 16/01/2017 18:37
- Hội nghị Paris ủng hộ một giải pháp giữa hai Nhà nước Israel và Palestine - 16/01/2017 18:28
- Nhật-Indonesia dành ưu tiên cho an ninh hàng hải ở Biển Đông - 16/01/2017 17:15
- Trung Quốc đả kích Trump dữ dội về hồ sơ Đài Loan - 16/01/2017 17:10
- Việt Nam hy vọng Trump xét lại quyết định về TPP - 16/01/2017 15:53