Trẻ dễ bị điếc sớm nếu đeo tai nghe nhạc từ lúc nhỏ
- Thứ Sáu, 13 tháng Mười Một năm 2015 22:52
- Tác Giả: Minh Anh
Ảnh minh họa / DR
Lời mẹ ru con ngọt ngào đầm ấm, đưa con dần vào giấc ngủ sâu nồng.
Mẹ ru con bằng những điệu dân ca, thắm đượm tình quê, giàu hình tượng đầy cảm xúc.
Giọng hát mẹ ngọt ngào bện chắc tình mẫu tử thiêng liêng ngay từ những giây phút đầu đời.
Nhưng hình ảnh đó dường như đang dần biến mất, thay vào đó là những thiết bị hát ru: từ thú bông hát ru, hộp nhạc ru treo đầu nôi và tệ hơn nữa là cho trẻ đeo tai nghe nhạc ru.
Những dụng cụ theo các chuyên gia về nhi có nguy cơ làm giảm thính lực hay gây điếc cho trẻ sau này.
« Những người bà kỹ thuật số »
Đối tượng sử dụng tai nghe hay những tai nghe nhét tai càng ngày càng nhỏ tuổi. Hiện tượng này phản ảnh rõ nét phần nào thực trạng xã hội hiện đại ngày nay: thiếu thời gian và không muốn bị quấy nhiễu, các bậc cha mẹ có xu hướng thích ru con ngủ bằng những thiết bị phát nhạc ru, tệ hơn nữa là nhét cả các loại tai nghe cho con ngủ.
Ngay cả khi con khóc quấy, cha mẹ thời @ thích sử dụng những thiết bị đó hơn là phải bỏ chút thời gian vuốt ve, vỗ về, hát ru vài câu à ơi để trấn an đứa trẻ. Có thể nói giờ đây những thiết bị ru này dường như đã trở thành những « người bà kỹ thuật số ».
Khi con khóc, chỉ cần người mẹ hay cha hát ru một bài, với một giọng hát êm ái, phù hợp với tai nghe của trẻ sơ sinh. Nhưng nếu bài hát ru đó được phát đi từ một chiếc tai nghe, và vì âm thanh đã bị nén lại, nên chúng ta có xu hướng vặn to âm lượng để có thể có được một cảm giác dễ nghe.
Kết quả còn tàn khốc hơn ta tưởng: ở trẻ nhỏ, hiện tượng đó có thể gây ra hiệu ứng âm thanh như của những chiếc máy đục bê-tông.
Vấn đề ở chỗ là, các em còn quá nhỏ, chưa đầy hai tuổi, các em chưa thể nói với cha mẹ rằng : « Ba ơi, Mẹ ơi, âm thanh lớn quá ! ». Các em cũng không thể dùng tay giựt các tai nghe ra như là một hình thức phản đối. Bị thụ động, các em chỉ còn cách duy nhất là chịu đựng mà thôi.
Và vì cách điều chỉnh tai nghe lại được thực hiện theo kinh nghiệm và không được kiểm soát, nên chúng ta đang làm hỏng dần sự cảm nhận thính giác của các em, dẫn đến hiện tượng bị « lão thính » trước tuổi.
Không chỉ có nguy cơ điếc tai sớm, trẻ nhỏ đeo tai nghe nhạc trước hai tuổi – độ tuổi đang trong quá trình phát triển các giác quan vận động – có nguy cơ bị tổn hại đến hệ thần kinh và có thể bị chậm nói.
Liên quan đến vấn đề này, cô Nguyễn Thị Minh Thu, bác sĩ nhi khoa, bệnh viện Bichat-Claude Bernard tại Paris, đã dành chút thời gian trao đổi với ban Việt ngữ đài RFI qua điện thoại để giải thích rõ những tác hại của việc đeo tai nghe sớm ở trẻ em cũng như ở người lớn.
Lời ru cuả mẹ : sợi dây kết chặt tình mẫu tử
Giảm thính lực, giấc ngủ chập chờn hay như lão thính tai trong trước tuổi là những rủi ro có thể gặp nếu các bậc cha mẹ quá lạm dụng các thiết bị ru ngủ và tai nghe. Không những chúng có hại cho sức khỏe mà còn đặt ra nhiều vấn đề khác về tâm sinh lý.
Chuyên gia tâm lý trẻ em, bà Angélique Cimelière, trả lời phỏng vấn báo MetroNews cảm thấy buồn lòng cho rằng : « Chuyện các em thiếu niên sử dụng tai nghe nhiều là bình thường. Bởi vì đấy cũng là độ tuổi các em bắt đầu có nhu cầu tự cô lập, muốn có một không gian riêng của mình. Nhưng thật là đáng buồn là các thiết bị đó lại được sử dụng để ru em bé ngủ ».
Theo bà, đương nhiên cũng không nên « bi kịch hóa » vấn đề nhưng vì « đó là những giây phút đầu tiên để thêu dệt tình mẫu tử ».
Lời hát ru, có thể mẹ hay cha hát không hay, nhưng chỉ cần một tiếng à ơi ngọt ngào cũng đủ để « đưa con vào giấc ngủ sâu và ghi nhớ giọng hát của cha hay mẹ », theo như giải thích của bà Angelique Cimelière.
« Nghe được tiếng của mẹ đứa trẻ cảm thấy yên tâm chìm sâu trong giấc ngủ, như hồi bé còn trong bụng mẹ ».
Bởi vì khi đêm xuống, đối với trẻ nhỏ, là lúc các bé phải tạm tách rời mối liên hệ với thế giới bên ngoài. Đấy cũng là lúc cần thiết đi cùng con trong bước chuyển tiếp này, cần phải trấn an các bé. Ngược lại, khi nghe tiếng con, người mẹ có thể cảm nhận được những dấu hiệu về tình mẫu tử.
« Theo dõi phản ứng của con, các bậc cha mẹ có thể tự hỏi : Ái chà, hôm nay hình như bé không muốn mẹ rời khỏi phòng thì phải. Không biết có chuyện gì đây ?
Điều đó có thể là dấu hiệu bé đang vượt qua các bước trong quá trình phát triển. Ở mỗi giai đoạn, bé cần được trấn an để vượt qua », nhà tâm lý học nhắc nhở.
Related news items:
Tin mới
- G20 cam kết "đánh mạnh" vào khủng bố - 15/11/2015 21:17
- Khủng bố Paris xen vào tranh luận của 3 ứng viên Tổng thống Mỹ - 15/11/2015 21:02
- Khủng bố Paris : Bỉ tạm giam ba nghi can - 15/11/2015 19:53
- Tổng thống Thein Sein cam kết trao quyền cho đối lập - 15/11/2015 19:42
- Mỹ trừng phạt đại sứ Bắc Triều Tiên tại Miến Điện - 15/11/2015 04:01
- Tổng thống Mỹ thăm Đông Nam Á nhưng chưa tiện đến Việt Nam - 15/11/2015 03:53
- Đại sứ Pháp tại VN : Cảm ơn tình cảm của người Việt đối với nước Pháp - 15/11/2015 03:05
- Ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn nước Pháp - 14/11/2015 21:14
- Câu chuyện Mục Vụ 'có thực mới vực được đạo' hay chuyện một bà Sơ vô địch nấu nướng. - 14/11/2015 20:50
- Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời, thọ 90 tuổi - 14/11/2015 00:12
Các tin khác
- Thượng đỉnh Âu-Phi : Đồng thuận khẩn cấp ngăn chặn làn sóng di dân - 13/11/2015 22:45
- Mỹ gia tăng không kích các điểm khai thác dầu của IS - 13/11/2015 22:21
- Mỹ - Pháp bất đồng trước thềm Thượng đỉnh Khí hậu - 13/11/2015 22:02
- Khu kinh tế mở Gwadar : Bắc Kinh và Islamabad ký thỏa thuận - 13/11/2015 21:41
- Quân Kurdistan giải phóng một thành phố của Irak - 13/11/2015 20:00
- Thủ tướng Ấn Độ tới Anh : gần 14 tỉ đô la hợp đồng - 13/11/2015 19:52
- Tranh chấp biển với Jakarta : Bắc Kinh giữ thái độ mập mờ - 13/11/2015 18:35
- Cam Bốt ra lệnh bắt thủ lãnh đối lập Sam Rainsy - 13/11/2015 18:28
- Nhật phát hiện tàu do thám Trung Quốc tại Senkaku - 13/11/2015 18:21
- B-52 Mỹ áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc tại Trường Sa - 13/11/2015 18:15