• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-07 10:06:37') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-07 10:06:37') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 157 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Hệ thống điện tại Việt Nam đang bất ổn


HÀ NỘI 15-6 (NV) - Từ trung tuần tháng 5-2014 đến nay, hệ thống điện ở Việt Nam đột nhiên trở nên bất ổn và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thể giải thích tại sao.

Dienluc-VN
Công nhân ngành điện đang thi công hệ thống truyền tải điện. Hệ thống điện tại Việt Nam rất dễ rã lưới, khiến nhiều tỉnh, thậm chí cả khu vực rộng lớn như miền Nam, miền Trung cùng bị mất điện. (Hình: VietNamNet)

Có vẻ như những cảnh báo trong vài năm qua của nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam về hậu quả của việc để cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư và đảm nhận hàng loạt công trình rất quan trọng về năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, sẽ khiến Việt Nam gặp khó khăn trong việc thực hiện các chương trình phát triển đang trở thành hiện thực.

Tuy nhà thầu Trung Quốc thường xuyên không hoàn thành hợp đồng đúng hạn, chất lượng các công trình không bảo đảm, giá thành các công trình thường tăng cao hơn dự kiến, không sử dụng nhân công Việt Nam, song có tới 90% dự án phát triển nguồn điện và 80% dự án phát triển hạ tầng giao thông vẫn được giao cho các nhà thầu Trung Quốc.

Hồi trung tuần tháng 5, máy biến áp của một trạm biến áp Hiệp Hòa ở Bắc Giang bị hư, khiến việc nhận điện từ các nhà máy thủy điện và các nhà máy nhiệt điện về trạm này và cấp điện đi các nơi bị xáo trộn gần hai ngày.

Đến hạ tuần tháng 5,  máy biến áp của trạm biến áp vừa kể lại tiếp tục bị hư, lần này, có tới tám tỉnh ở miền Bắc (Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình) đột nhiên cùng mất điện và đến nay EVN vẫn chưa xác định được nguyên nhân.  

Tuy điện đã có trở lại trong ngày 21 tháng 5 song đến nay, máy biến áp bị hư vẫn chưa thể hoạt động trở lại và EVN dự trù phải thay một máy biến áp mới. Tuy không mất điện nhưng hiện nay, điện áp ở miền Bắc Việt Nam được mô tả là rất thấp.

Báo chí Việt Nam cho biết, trạm biến áp Hiệp Hòa ở Bắc Giang là “trạm nút”. Ông Hoàng Trung Hải, một trong các Phó Thủ tướng Việt Nam trả lời báo giới rằng, EVN nhận định, trục trặc kỹ thuật của máy biến áp ở trạm biến áp Hiệp “có vẻ là lỗi của nhà chế tạo” và nếu đúng như thế thì nhà chế tạo phải đền. Viên Phó Thủ tướng Việt Nam và báo chí Việt Nam không cho biết tên của nhà chế tạo.

Vào lúc này, nhiều người, nhiều giới đang đòi chế độ Hà Nội phải trả lời vì sao lại giao hàng loạt công trình rất quan trọng về năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cho nhà thầu Trung Quốc.

Hồi đầu tháng 6, ông Đặng Ngọc Tùng, đại biểu Quốc hội kiêm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chính thức nêu thắc mắc này tại nghị trường nhưng giới hữu trách ở Việt Nam không trả lời.

Đối với những trục trặc kỹ thuật xảy ra ở trạm biến áp Hiệp Hòa, EVN chỉ thông báo với báo rằng “công ty nước ngoài đã cử đoàn chuyên gia sang làm việc nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân”.

Cũng theo EVN, việc máy biến áp bị trục trặc kỹ thuật là chuyện bình thường nhưng trục trặc kéo dài, không rõ nguyên nhân như mới xảy ra là hi hữu, lần đầu tiên mới gặp.

Báo giới Việt Nam đang bày tỏ sự lo ngại khi trong vài năm gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống điện tại Việt Nam rất mong manh, chỉ cần những trục trặc nhỏ là các khu vực rộng lớn, thậm chí toàn miền Nam, cả miền Trung cùng mất điện. (G.Đ.)

Switch mode views: