Giới dân chủ Hồng Kông tuyệt thực đòi phổ thông đầu phiếu
- Thứ Bảy, 29 tháng Ba năm 2014 22:12
- Tác Giả: Thụy My
Dân biểu Lý Trác Nhân (Lee Cheuk Yan),người tổ chức cuộc tuyệt thực đòi phổ thông đầu phiếu.
Wikipedia
Khoảng 15 nhà đấu tranh cho dân chủ Hồng Kông trong đó có năm dân biểu, đã bắt đầu tuyệt thực từ hôm qua 28/03/2014 để đẩy mạnh chiến dịch đòi tổ chức phổ thông đầu phiếu.
Các nhà hoạt động dân chủ đã bắt tay vào hành động, vào lúc người dân Hồng Kông đang lo ngại Bắc Kinh nuốt lời hứa về việc thực hiện một cuộc cải cách chính trị thực sự tại vùng đất bán tự trị này.
Dựng lều trại ngay tại khu phố tài chính Trung Hoàn (Central) của Hồng Kông, các nhà tranh đấu hô to : « Tổ chức phổ thông đầu phiếu một cách thực chất ! Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến phút cuối ! ».
Dân biểu Lý Trác Nhân (Lee Cheuk Yan) đồng thời là người tổ chức cuộc tuyệt thực nói với hãng tin Pháp AFP :
« Chúng tôi tin rằng nhân dân Hồng Kông cần phải bộc lộ mạnh mẽ và rõ ràng trong công luận và phong trào dân sự, để đấu tranh cho việc tổ chức phổ thông đầu phiếu ».
Trung Quốc đã hứa hẹn đến năm 2017 sẽ cho tổ chức đầu phiếu phổ thông, thay vì để cho một hội đồng bầu cử thân Bắc Kinh chỉ định trưởng đại diện Hồng Kông như hiện nay.
Tuy nhiên Bắc Kinh bác bỏ yêu cầu để cho cử tri chọn lựa những ứng cử viên hàng đầu – một vấn đề thường xuyên gây phẫn nộ cho những người phản kháng.
Ông Lý Trác Nhân tuyên bố : « Rất có thể là họ muốn một hệ thống phổ thông đầu phiếu hoàn toàn đặt dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh ».
Những người tham gia cho biết họ chỉ uống nước và nước tăng lực, trong đợt tuyệt thực mà họ hy vọng sẽ kéo dài nhiều ngày.
Hôm 01 tháng Giêng, có khoảng 30.000 người đã xuống đường tại Hồng Kông để đòi hỏi có được tiếng nói quan trọng hơn trong việc chọn lựa người lãnh đạo tương lai của họ.
Các nhà hoạt động dân chủ dự kiến sẽ chiếm đóng khu Trung Hoàn cùng với hàng ngàn người biểu tình trong mùa hè này, để cố gắng thúc đẩy nhà cầm quyền phải đảm bảo việc cải cách bầu cử.
Hồng Kông được Anh Quốc trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, theo một thỏa thuận trong đó đặc khu hành chính này được hưởng quy chế bán tự trị và các quyền tự do dân sự mà người dân Hoa Lục không có được.
Tin mới
- Nam Bắc Triều Tiên giao tranh trọng pháo trên biển Hoàng hải - 31/03/2014 18:49
- Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Úc điều phối tìm phi cơ Malaysia mất tích - 30/03/2014 21:20
- Ngoại trưởng Mỹ-Nga bàn về Ukraina tại Paris - 30/03/2014 21:15
- Biển Đông: Hồ sơ Manila cáo buộc Bắc Kinh dày 4000 trang - 30/03/2014 19:21
- Hơn 100.000 người biểu tình tại Đài Bắc đòi hủy hiệp định với Bắc Kinh - 30/03/2014 19:09
- Việt Nam : Hai dân oan Dương Nội cắn lưỡi « tự tử » trong trại tạm giam ? - 30/03/2014 18:30
- Cải cách xí nghiệp thất bại , Cuba mở cửa cho đầu tư nước ngoài - 30/03/2014 00:16
- Venezuela, một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới - 30/03/2014 00:06
- Anh Quốc cho phép hôn nhân đồng tính - 29/03/2014 23:49
- Miến Điện : Tên « Rohingya » bị cấm trong cuộc điều tra dân số lần đầu tiên từ 30 năm qua - 29/03/2014 22:35
Các tin khác
- Hội đồng Nhân quyền đề nghị đưa Bắc Triều Tiên ra HĐBA - 29/03/2014 21:53
- Manila mua máy bay quân sự phòng ngự Trung Quốc - 29/03/2014 21:46
- MH370 : Malaysia vẫn hy vọng tìm được người sống sót - 29/03/2014 21:40
- FBI phanh phui hệ thống xã hội đen ở Chinatown San Francisco - 29/03/2014 05:23
- Bị Trung Quốc chỉ trích, Malaysia yêu cầu Bắc Kinh tự xét lỗi - 29/03/2014 05:09
- Barack Obama thăm Ả Rập Xê Út để hàn gắn quan hệ song phương - 29/03/2014 04:33
- Hội Đồng Bảo An "lên án" Bình Nhưỡng bắn tên lửa - 29/03/2014 04:14
- Tập Cận Bình thăm Đức với 2 hồ sơ nổi bật : Thương mại và Ukraina - 29/03/2014 03:38
- Một thị trưởng ở North Carolina bị bắt vì tham nhũng - 27/03/2014 22:57
- Thua kiện vì chuyện tình ông Hollande - 27/03/2014 21:49