Cam Bốt : Lại đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình
- Thứ Hai, 27 tháng Giêng năm 2014 01:29
- Tác Giả: Trọng Thành
Cảnh xô xát giữa cảnh sát và người biểu tìnht ại Phnom Penh ngày 26/1/2014.
REUTERS/Samrang Pring
Hôm nay, 26/01/2014, tại Phnom Penh, đụng độ đã nổ ra giữa cảnh sát và hàng trăm người biểu tình ủng hộ công nhân dệt may và đòi trả tự do cho 23 người bị bắt mới đây.
Bất chấp lệnh cấm biểu tình tại thủ đô Cam Bốt mà chính quyền vừa ban bố hồi đầu tháng 1/2014, khoảng 200 người tiến về Công viên Dân chủ để bày tỏ sự phản kháng.
Tham gia biểu tình có các công nhân dệt may, các nhà hoạt động công đoàn, những người phản đối việc chính quyền trưng thu đất và nhiều nhà sư.
Đụng độ đã nổ ra khi đoàn biểu tình cố gắng vượt qua hàng rào cảnh sát trên đường đến Công viên Dân chủ, khiến ít nhất 10 người bị thương về cả hai phía.
Cảnh sát đã trấn áp bằng dùi cui, còn những người phản kháng đáp trả bằng gạch đá và chai nước.
Thông tin về số người bị thương do nhà hoạt động Am Sam Ath thuộc hiệp hội bảo vệ nhân quyền Cam Bốt Licadho cung cấp. Trả lời AFP, thành viên của Licadho cho biết :
“Các đụng độ cho thấy chính quyền đang tiếp tục thực thi một chính sách hết sức cứng rắn”.
Trước đó, ngày 21/01, cảnh sát đã bắt ông Rong Chhun, Chủ tịch Liên hiệp các công đoàn Cam Bốt, cùng 10 nhà hoạt động khác khi họ đến các sứ quán phương Tây trao kiến nghị yêu cầu đại diện ngoại giao nước ngoài can thiệp đòi chính quyền trả tự do cho 23 người bị bắt giữ vì tham gia vào các cuộc biểu tình của công nhân dệt may tại Phnom Penh.
Ngày 03/01, cảnh sát đã nổ súng vào một cuộc biểu tình của công nhân dệt may, bãi công đòi tăng lương, khiến ít nhất bốn người thiệt mạng.
Tiếp theo đó, chính quyền đã dẹp tan khu vực cắm trại từ nhiều tuần của người biểu tình ủng hộ đối lập tại Công viên Dân chủ, yêu cầu tổ chức bầu cử lại Quốc hội.
Một người tổ chức cuộc biểu tình hôm nay cho báo giới biết giới tranh đấu sẽ tiếp tục gây sức ép với chính quyền để đòi trả tự do cho những người bị bắt mới đây.
Yêu sách của công nhân dệt may Cam Bốt là tăng lương tối thiểu lên 160 đô la.
Ngành dệt may – sản xuất các hàng hóa mang các mác lớn của phương Tây như Gap, Nike hay H&M - là một khu vực kinh tế trọng yếu mang lại nhiều ngoại tệ cho Cam Bốt.
Tin mới
- Bangkok kiên quyết duy trì bầu cử trước thời hạn - 28/01/2014 22:59
- Hồng Kông tiêu hủy gia cầm để chặn cúm H7N9 - 28/01/2014 22:53
- Lần đầu tiên một bộ trưởng Đài Loan thăm Trung Quốc - 28/01/2014 22:27
- Nhật đưa chủ quyền biển đảo vào sách giáo khoa - 28/01/2014 22:21
- Trung Quốc tham gia chương trình quốc tế thăm dò dầu khí Biển Đông - 28/01/2014 18:07
- Mexico điều động quân đội đến khu vực băng đảng ma túy - 27/01/2014 23:56
- Ấn Độ, Nhật Bản tăng cường quan hệ để đối phó với Trung Quốc - 27/01/2014 23:38
- Chính quyền Afghanistan bị bắt quả tang ngụy tạo bằng chứng tố Mỹ - 27/01/2014 19:45
- Tổng thống Pháp sẽ độc thân công du Hoa Kỳ - 27/01/2014 19:14
- Philippines : Chính quyền và phe nổi dậy đạt thỏa thuận hòa bình - 27/01/2014 01:47
Các tin khác
- Bắt nghi can thứ nhì trong vụ Kim Phạm bị đánh chết - 26/01/2014 03:22
- Đồng rúp Nga mất giá kỷ lục - 26/01/2014 02:23
- Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos bế mạc - 26/01/2014 02:10
- Genève 2: Chính quyền và đối lập Syria lần đầu tiên họp kín - 26/01/2014 02:00
- Trung Quốc và hai xứ Triều Tiên : Tranh chấp hiện đại về một vương quốc xa xưa - 26/01/2014 01:54
- Tân Cương : Nhiều vụ nổ làm ít nhất 3 người chết - 26/01/2014 01:44
- Ý đồ của Bắc Triều Tiên khi kêu gọi hòa giải với miền Nam - 25/01/2014 17:38
- Báo Pháp : Tổng thống Hollande chính thức chia tay bà Trierweiler - 25/01/2014 17:31
- Đức Quốc Xã trong chiến tranh tâm lý Trung-Nhật - 24/01/2014 23:37
- Vừa khai mạc, hòa đàm Genève về Syria có nguy cơ thất bại - 24/01/2014 23:15