Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tám kẻ "khủng bố" tốn 6.500 đô la để tấn công Thiên An Môn

ThienAnMon 3

 

 

©Reuters.


Các hãng tin AFP và Reuters hôm nay 02/11/2013 dẫn nguồn tin từ đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV tối qua cho biết, vụ tấn công vào quảng trường Thiên An Môn hồi đầu tuần đã huy động tám « kẻ khủng bố » và tốn khoảng 6.500 đô la.

 Một tổ chức người Duy Ngô Nhĩ tố cáo khoảng năm mươi người được cho là liên can đã bị bắt giữ, trong khi chưa ai lên tiếng nhận là tác giả vụ này.

Theo công an Trung Quốc, ba người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương – vùng đất mà đa số dân cư theo đạo Hồi – hôm thứ Hai 28/10 đã lao chiếc xe jeep chở đầy các bình xăng vào Tử Cấm Thành.
 Vụ tấn công tự sát này làm năm người chết và khoảng bốn mươi người bị thương.

Đài truyền hình quốc gia CCTV tối qua nói rằng vụ tấn công Thiên An Môn được lên kế hoạch từ tháng Chín, với số tiền 40.000 nhân dân tệ (tương đương 6.500 đô la).

CCTV khẳng định nhóm tám người « khủng bố » có mang theo vũ khí, kể cả « dao Tây Tạng và 400 lít xăng », và trú ngụ tại một khách sạn ở phía tây Bắc Kinh, sau đó năm người quay lại Urumqi, thủ phủ Tân Cương.
 Ba người Duy Ngô Nhĩ khác ở lại để tiến hành vụ tấn công đã sử dụng một chiếc xe jeep hiệu Mercedes.
Một phát ngôn viên Hội nghị Thế giới người Duy Ngô Nhĩ hôm nay tố cáo, có 53 người đã bị bắt tại Tân Cương trong các chiến dịch bắt bớ của công an hai ngày qua.

Hôm qua người đứng đầu ngành an ninh Trung Quốc là Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu) khẳng định nhóm Hồi giáo ETIM - bị Liên Hiệp Quốc xếp vào loại tổ chức khủng bố, đứng sau vụ tấn công Thiên An Môn.
Tuy nhiên các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ giả thiết này, vì tính chất thủ công cũng như việc các phong trào Hồi giáo chính thống không bắt rễ tại Trung Quốc.

Tên của các nghi can được công an đưa ra là những tên người Duy Ngô Nhĩ, một cộng đồng là nạn nhân của đàn áp và phân biệt đối xử của chính quyền Bắc Kinh.

Tân Cương, vùng đất mênh mông giàu tài nguyên gần Trung Á thường xảy ra những vụ xung đột đôi khi đẫm máu, mà chính quyền thường quy cho « bọn khủng bố » và « những kẻ ly khai ».

Đối với các tổ chức bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ, những khẳng định như trên chỉ là phương cách để biện hộ cho những đợt trấn áp mới tại vùng này.


Switch mode views: