Ấn Độ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự
- Thứ Tư, 23 tháng Mười năm 2013 20:01
- Tác Giả: Mai Vân
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (P) và đồng nhiệm Ấn Độ Manmohan Singh trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, 23/10/2013
REUTERS
Trong khuôn khổ chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, vào hôm nay, 23/10/2013, hai nước đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự ở vùng biên giới trên dãy Himalaya, nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ xung đột giữa hai bên, như đã từng xẩy ra vào hai tháng Tư và Năm vừa qua.
Lễ ký kết thỏa thuận diễn ra với sự hiện diện của Thủ tướng Ấn Độ và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Chi tiết thỏa thuận không được tiết lộ, nhưng Thủ tướng Trung Quốc khẳng đình rằng thỏa thuận sẽ "giúp duy trì hòa bình, tình trạng yên tĩnh và ổn định ở vùng biên giới hai bên".
Theo giới quan sát, biện pháp chủ yếu trong thỏa thuận - để tránh những vụ va chạm như đã xẩy ra vào tháng Tư và tháng Năm vừa qua - là cải thiện vấn đề thông tin giữa hai quân đội ở vùng biên giới trong các đợt tuần tra của họ.
Trung tuần tháng Tư vừa qua, New Dehli tố cáo quân đội Trung Quốc thâm nhập sâu đến 20 km bên trong lãnh thổ Ấn Độ.
Hai lực lượng trực diện căng thẳng với nhau trong suốt 3 tuần lễ, cho đến khi quân đội hai bên được lệnh lui về vị trí cũ.
Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã kéo dài từ hàng chục năm nay, nhưng việc tìm kiếm giải pháp vẫn chưa có tiến triển gì, cho dù đã tiến hành nhiều vòng đàm phán.
Năm 1962, một cuộc chiến đã bùng lên giữa hai láng giềng to lớn của Châu Á.
Sau 4 tuần giao tranh, quân đội Ấn Độ bị đánh bại, lính Trung Quốc tiến sâu vào đến vùng thung lũng Assam, sau đó rút về đường ranh hiện nay, nhưng vẫn đòi chủ quyền trên một phần không nhỏ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Giải quyết vấn đề căng thẳng biên giới là môt mục tiêu quan trọng trong chuyến công du của Thủ tướng Manmohan Singh. Ông đã không đi thăm Trung Quốc từ 5 năm nay.
Một mục tiêu quan trọng khác là mậu dịch. Thất thu của Ấn Độ trong trao đổi với đối tác thương mại lớn nhất của mình vào năm ngoái đã lên đến 40,77 tỷ đô la, trong khi kim ngạch trao đổi hai bên đạt mức 67,83 tỷ. New Delhi phải tìm mọi cách giảm thiểu mức thâm thủng này.
Hôm nay, hai bên đã ký 9 thỏa thuận. Ngoài hợp tác quân sự, còn có một loạt thỏa thuận khác, trong đó có các bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác trên vấn đề sông ngòi ở vùng biên giới và giao thông vận tải.
Tin mới
- LHQ : Bạo động đối với người Rohingya đe dọa cải cách ở Miến Điện - 25/10/2013 20:31
- Trả tiền mặt, giới đầu tư tranh mua nhà với người dân Mỹ - 25/10/2013 19:32
- Nhà thầu trang mạng 'Obamacare' đổ lỗi chính phủ - 25/10/2013 05:44
- Berlin đòi Mỹ làm rõ thông tin Thủ tướng Đức bị nghe lén điện thoại - 24/10/2013 16:43
- Trung Quốc : Dân làng nổi dậy chống thu hồi đất - 24/10/2013 16:36
- Islamabad yêu cầu Washington chấm dứt oanh kích Pakistan - 24/10/2013 16:29
- Văn Bút Canada trao giải cho blogger Điếu Cày - 24/10/2013 16:04
- Bản án bất công cho hai giáo dân Mỹ Yên - 24/10/2013 05:21
- Khởi công xây Nghi Sơn: Nâng gấp đối công suất lọc dầu của Việt Nam - 23/10/2013 20:16
- Mỹ phản bác thông tin về vụ do thám dân Pháp - 23/10/2013 20:08
Các tin khác
- Cam Bốt: Phe đối lập lại biểu tình phản đối kết quả bầu cử - 23/10/2013 19:55
- Ấn Độ ủng hộ Philippines trong vụ kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc - 23/10/2013 19:45
- Việt Nam : Hai giáo dân Mỹ Yên bị tuyên án tù vì « gây rối trật tự công cộng » - 23/10/2013 19:10
- Ngoại trưởng Mỹ: Thương thuyết là cách duy nhất chấm dứt đổ máu ở Syria - 23/10/2013 04:15
- Mỹ do thám dân Pháp : Quan hệ hai bên thêm nguội lạnh - 22/10/2013 22:36
- Trung Quốc và Singapore cho phép đầu tư bằng nhân dân tệ - 22/10/2013 22:26
- Brazil, địa bàn mới khai thác dầu khí của Trung Quốc - 22/10/2013 22:15
- Trung Quốc bị tố cáo vi phạm nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc - 22/10/2013 17:19
- Hiến pháp mới của Việt Nam sẽ không có những thay đổi căn bản - 22/10/2013 17:09
- ĐỨC CHA NGUYỄN THÁI HỢP VÀ NHIỀU GIÁO DÂN THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO MỸ YÊN TẠI PARIS - 22/10/2013 17:01