Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan từ chức vì binh sĩ tử nạn


taiwan ministre defense kao

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Cao Hoa Trụ trong một cuộc họp báo tại Đài Bắc. Ảnh tư liệu chụp ngày 21/09/2011.
REUTERS/Pichi Chuang/Files


Bị công luận bất tín nhiệm, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Cao Hoa Trụ (Kao Hua Chu) phải từ chức.

Hồi đầu tháng Bảy, một binh sĩ Đài Loan tên Hồng Trọng Khâu (Hung Chung Chiu) từ trần vì bệnh tim trong khi thi hành nghĩa vụ quân sự.

Bốn sĩ quan bị bắt, 26 quân nhân khác bị trừng phạt. Tuy nhiên các biện pháp này không làm giảm sự bất bình trong công luận Đài Loan sau các chết của một binh sĩ ngày 04/07/2013.

Sáng nay 29/7, Thủ tướng Giang Nghi Hoa (Jiang Yi Huah) thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Cao Hoa Trụ từ chức. Thứ trưởng Dương Niệm Tổ lên thay.

 Thủ tướng Đài Loan không nói lý do Bộ trưởng Quốc phòng ra đi nhưng tuyên bố là việc thay đổi trong thành phần nội các là để đáp ứng nguyện vọng của dân chúng.

Công luận Đài Loan phê phán rất mạnh tình trạng được mô tả là “thiếu trách nhiệm” trong quân đội. Hạ sĩ Hồng Trọng Khâu thi hành lệnh phạt nghiêm khắc đến mức gần ngất xỉu nhưng nhiều lần bị sĩ quan từ chối cho uống nước. Hậu quả là tim người lính trẻ này ngưng đập, từ trần ba ngày trước khi kết thúc nghĩa vụ quân sự 12 tháng.

Cả Tổng thống Mã Anh Cửu và Bộ trưởng Quốc phòng Cao Hoa Trụ mà uy tín đang xuống thấp trong thời gian gần đây đã vội vàng xin lỗi dân chúng, cam kết trừng phạt các sĩ quan trách nhiệm. Bốn sĩ quan đã bị bắt và 26 người khác bị trừng phạt nhưng không làm dịu sự bất bình của công luận.

Bộ trưởng Cao Hoa Trụ xin từ chức ngay sau khi vụ việc xảy ra nhưng không được chấp thuận. Đảng Dân Tiến đối lập yêu cầu chính phủ phải công bố sự thật.

Giới phân tích nhận định là cái chết của binh sĩ họ Hồng có thể sẽ làm nản lòng giới trẻ và khai tử kế hoạch chuyên nghiệp hóa quân đội.

 Bộ Quốc phòng có dự án chấm dứt chính sách nghĩa vụ quân sự 12 tháng bắt buộc vào cuối năm 2015 và thay thế bằng quân nhân tình nguyện.
Trong 6 tháng đầu năm nay, số thanh niên tình nguyện gia nhập quân đội không tới 1.850 người, tức là 30% so với chỉ tiêu.

Cũng trong một hành động nhận lãnh trách nhiệm khác, Chủ nhiệm Ủy ban Cựu chiến binh Tăng Kim Lăng cũng từ chức vì công ty Bưu điện nhà nước RPTI do Bộ Cựu chiến binh quản lý bị lỗ lã phải khai phá sản.


Switch mode views: