Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Sự cố "bí ẩn" từ Fukushima

EU-NUCLEAR-SAFETY



REUTERS /Yves Herman


Vào sáng nay, 18/07/2013, hơi nước đã bất ngờ bốc lên từ nơi lò phản ứng hạt nhân thứ 3 của nhà máy điện Fukushima, vốn bị hư hại sau trận động đất sóng thần tháng 3/2011.

Điều đáng nói là tập đoàn TEPCO, khai thác nhà máy, đã phải thú nhận là chưa giải thích được nguyên nhân sự cố lạ thường nay.

Trả lời hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên của TEPCO chi biết trấn an, xác định rằng hơi bốc lên chỉ là một làn nhỏ chứ không không phải một cụm mây lớn.

 Theo nguồn tin trên : « Nhiệt độ của lò phản ứng cũng như mức độ phóng xạ mà các hệ thống đo ghi nhận được đều không cao lên. Cho nên không phải là một tình trạng khẩn cấp. Thế nhưng tập đoàn vẫn cho điều tra ».

Trong một bức thư điện tử ngắn gọn TEPCO cho biết là hơi nước được phát hiện vào lúc 8g20, giờ địa phương, hình như thoát lên từ một bể trữ thiết bị ở tầng 5, tức là tầng chót của nơi đặt lò phản ứng hạt nhân số 3.

 Hơi nước được nhân viên một công ty hoạt đông tại đó phát hiện qua một máy camera. Những dụng cụ đo phóng xạ chung quanh đã không cho thấy thay đổi gì đáng kể.

Tập đoàn nói thêm là sẽ cho đo độ phóng xạ bên trên cơ sở lò phản ứng, cũng như lấy mẫu bụi gần đó. Công việc làm nguội lò phản ứng và bể nước chứa nhiên liệu đã sử dụng vẫn tiếp tục.

Lò phản ứng thứ 3 là lò bị hư hại nhiều nhất trong số 6 lò của nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Do không còn mái che, một phần thiết bị phơi ngoài trời. Độ phóng xạ chung quanh lò phản ứng này rất cao.

Sự cố hôm nay theo giới chuyên gia, cho thấy là tình hình tại Fukushima vẫn bất ổn, bất chấp đánh giá là tình hình nhà máy đã hoàn toàn kiểm soát được từ tháng 12/2011, khi lãnh đạo Nhật quy định rằng đặt 6 lò phản ứng ở đây trong tình trạng ‘ngưng lạnh’.

Từ khi ấy, theo AFP, hàng ngày đều có 3000 người làm việc tại đây, chuẩn bị cho việc tháo gỡ nhà máy, một công trình dự kiến kéo dài 40 năm.
 Họ phải lao động trong bối cảnh rất nguy hiểm, phóng xạ thất thoát ra ngoài dưới nhiều dạng.


Switch mode views: