Tên lửa tầm trung : Nga sẵn sàng đàm phán lại theo yêu cầu của Mỹ
- Thứ Tư, 19 tháng Mười Hai năm 2018 18:28
- Tác Giả: Trọng Thành
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) tiếp cố vấn an ninh Mỹ John Bolton, tại điện Kremlin ngày 23/10/2018.
REUTERS/Maxim Shemetov/Tư liệu
Hồ sơ tên lửa tầm trung trên bộ Mỹ-Nga có thể mang đầu đạn hạt nhân, đang bế tắc từ nhiều tháng nay, có một bước ngoặt mới.
Hôm qua, 18/12/2018, tổng thống Nga cho biết sẵn sàng đàm phán lại hiệp ước tên lửa tầm trung INF, để mở rộng cho một số quốc gia khác tham gia.
Đây chính điều Washington đề nghị từ nhiều tháng nay. Dù không chỉ đích danh, Trung Quốc là nước mà Matxcơva nhắm đến.
Theo AFP, trong phát biểu hôm qua về khả năng Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước INF, trong một cuộc họp với các tướng lĩnh bộ Quốc Phòng, tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận « việc thực thi hiệp ước hiện nay thực sự có nhiều khó khăn », bởi « một số quốc gia khác sở hữu tên lửa tầm trung không tham gia ».
Ông Putin đặt câu hỏi : « Điều gì ngăn cản chúng ta khởi động các thương lượng để tham gia vào hiệp ước hiện nay, hoặc bắt đầu các thương lượng cho một hiệp ước mới ? ».
Đây là lần đầu tiên tổng thống Nga thông báo chi tiết quan điểm của ông về hồ sơ INF.
Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp ước INF, cho có dù bị một số chỉ trích, nhưng vẫn đóng một vai trò duy trì ổn định trong bối cảnh hiện nay, khuyến khích các bên kiềm chế.
Trả lời AFP, chuyên gia quân sự Nga Vassili Kachine nhận định là Matxcơva muốn ở lại trong hiệp ước này, để tránh rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang mới với Mỹ.
Nguyên thủ Nga cũng cảnh báo, trong trường hợp không có thỏa thuận, Matxcơva sẽ phát triển hai loại tên lửa tầm trung Kalibr (của hải quân) và Kh-101 (của không quân) thành hỏa tiễn có thể bắn từ đất liền.
Đầu tháng 12/2018, Washington gia hạn cho Matxcơva 60 ngày để tuân thủ INF, nếu không Mỹ sẽ đơn phương rút.
Trên thực tế, Mỹ muốn thông qua Nga để gây áp lực thúc Trung Quốc tham gia một hiệp ước INF mới.
Đọc thêm : Mỹ dọa rời INF để thúc Bắc Kinh tham gia Hiệp ước hỏa tiễn tầm trung
Theo một số nguồn tin quân sự, nếu Bắc Kinh tham gia INF, thì 95 % số hỏa tiễn của Trung Quốc vi phạm hiệp định.
Các hỏa tiễn tầm trung trên bộ của Trung Quốc, có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km (IRBM), đang đe dọa các căn cứ quân sự Mỹ, cũng như nhiều quốc gia đồng minh ở châu Á.
Một chuyên gia quân sự Nga khác, ông Alexandre Golts, không tin là Bắc Kinh sẽ tham gia INF, vì điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải hủy bỏ hơn 90% số vũ khí hạt nhân hiện nay.
Hôm 20/10, tổng thống Mỹ Donald Trump nói rõ là một hiệp ước tên lửa tầm trung có giá trị với thế giới, trong hoàn cảnh hiện nay (ngoài việc Nga cần tuân thủ nghiêm túc), nhất định phải có sự tham gia của Trung Quốc và một số quốc gia khác.
Nhưng trong chuyến đi Nga sau đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã không thuyết phục được điện Kremlin.
Tin mới
- Miến Điện : Hành quân truy kích « khủng bố » ở Rakhine - 21/12/2018 02:44
- Hoa Kỳ áp đặt biện pháp trừng phạt mới đối với Nga - 21/12/2018 02:37
- Nga: Uy tín của tổng thống Putin tuột dốc - 21/12/2018 02:30
- Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn: kéo dài thời gian trùng tu đến hết 2023 - 21/12/2018 02:09
- Tòa Thánh Vatican và Việt Nam đàm phán Vòng thứ VII - 20/12/2018 02:38
- Hoa Vi khẳng định không có bằng cớ làm gián điệp cho Trung Quốc - 20/12/2018 00:39
- Facebook xóa những tài khoản liên hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện - 19/12/2018 23:54
- Phương thức đại diện của nền dân chủ Pháp đã lỗi thời? - 19/12/2018 20:14
- Áo Vàng chưa dứt, đến lượt cảnh sát Pháp đình công - 19/12/2018 19:59
- Thủ tướng Bỉ từ chức do bất đồng về Hiệp ước Di trú quốc tế - 19/12/2018 19:13
Các tin khác
- Thiếu lao động, Đức mở cửa cho di dân kinh tế - 19/12/2018 18:19
- Bị khởi tố, Quỹ Trump chấp nhận giải thể - 19/12/2018 17:18
- Cuba : Hiến pháp bỏ hôn nhân đồng giới sau khi lấy ý kiến người dân - 19/12/2018 17:12
- Tập Cận Bình vẫn cưỡng lại các áp lực cải tổ - 19/12/2018 05:13
- LHQ lên án Bắc Triều Tiên vi phạm "thô bạo" nhân quyền - 19/12/2018 05:04
- Aung San Suu Kyi bị Seoul rút giải nhân quyền Gwangju - 19/12/2018 04:30
- Khủng hoảng "Áo Vàng" : Chính phủ Pháp chạy đua với thời gian - 19/12/2018 04:23
- Anh : Liệu có trưng cầu dân ý lần 2 về Brexit ? - 19/12/2018 04:16
- Bầu cử Mỹ 2016: Nga xúi giục người da đen không bỏ phiếu - 19/12/2018 04:02
- Thủ tướng Pháp thông báo các biện pháp cụ thể giải quyết khủng hoảng Áo Vàng - 17/12/2018 19:31