Phi hạt nhân hóa Triều Tiên : Những cơ hội bị bỏ lỡ
- Thứ Ba, 12 tháng Sáu năm 2018 13:36
- Tác Giả: RFI
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un xem xét một đầu đạn hạt nhân. Ảnh do KCNA đăng ngày 15/03/2016.
REUTERS/KCNA
Nội dung chính cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Donald Trump – Kim Jong Un tại Singapore, ngày 12/06/2018, là vấn đề phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên và từ hàng chục năm nay, Washington đã tìm cách hóa giải mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Từ cuối những năm 1980, Hoa Kỳ tố cáo Bắc Triều Tiên tìm cách trang bị vũ khí nguyên tử.
Năm 1994, ba tháng sau khi người sáng lập ra Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, Kim Nhật Thành, qua đời, một thỏa thuận song phương đã được ký kết : Bình Nhưỡng sẽ đình chỉ chương trình hạt nhân quân sự, đánh đổi với việc được cung cấp hai lò phản ứng phục vụ mục đích dân sự và mỗi năm sẽ nhận được 500 tấn dầu.
Thế nhưng, các lò phản ứng này không bao giờ được xây dựng và việc tiếp tế nhiên liệu bị chậm trễ.
Phải đợi đến năm 2000, Hoa Kỳ mới bãi bỏ một vài biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên.
Năm 2002, tổng thống Bush tố cáo Bắc Triều Tiên bí mật làm giàu uraniuam và xếp nước này vào « trục tội ác ».
Đáp trả, Bình Nhưỡng thông báo tái khởi động chương trình hạt nhân và năm 2006, tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên.
Vòng đàm phán sáu bên (gồm hai nước Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Nhật, Mỹ) về phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên được nối lại.
Bình Nhưỡng chấp nhận « không kích hoạt » chương trình hạt nhân nữa.
Đổi lại, Hoa Kỳ cam kết cung cấp năng lượng và đưa ra các bảo đảm về an ninh cho chế độ Bình Nhưỡng.
Nhưng vào năm 2009, khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa với danh nghĩa đưa vệ tinh lên quỹ đạo, Liên Hiệp Quốc đưa ra các biện pháp trừng phạt mới.
Do vậy, Bình Nhưỡng tái kích hoạt chương trình hạt nhân và tiến hành vụ thử thứ hai.
Từ thời điểm đó trở đi, Liên Hiệp Quốc thông qua các biện pháp trừng phạt theo nhịp độ Bắc Triều Tiên tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo, và các hoạt động này của Bình Nhưỡng gia tăng mạnh mẽ, kể từ khi Kim Jong Un lên cầm quyền vào cuối năm 2011.
Tin mới
- Mỹ thành lập văn phòng chuyên điều tra các vụ gian lận để có quốc tịch - 13/06/2018 02:43
- Việt Nam : Luật An ninh mạng khiến ‘‘An toàn mạng" quốc gia lâm nguy - 13/06/2018 01:51
- Kim Jong Un thắng trận đầu trong chiến lược hội nhập quốc tế - 12/06/2018 22:16
- Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Nhật Bản thất vọng - 12/06/2018 21:34
- Người Hàn Quốc rất hy vọng vào thượng đỉnh Mỹ-Triều - 12/06/2018 21:25
- Dư luận Trung Quốc mong muốn thượng đỉnh Mỹ-Triều thành công - 12/06/2018 20:50
- Đặc khu ở Campuchia: Bị biến thành Trung Quốc thu nhỏ - 12/06/2018 16:10
- Toàn văn thỏa thuận "thế kỷ" Kim Jong-un ký với Trump ở Singapore - 12/06/2018 15:39
- TT Trump hứa ‘bảo đảm an ninh’ cho Bắc Hàn sau thượng đỉnh - 12/06/2018 14:02
- Tập Cận Bình đã ''đẩy'' Kim Jong Un vào ''vòng tay'' Donald Trump - 12/06/2018 13:44
Các tin khác
- Lo sợ bị trả thù, nhiều luật sư chuyên về ly dị ở Mỹ phải mang súng - 12/06/2018 01:29
- Truyền thông Bắc Triều Tiên rầm rộ loan tin về thượng đỉnh Trump-Kim - 11/06/2018 22:38
- Thượng đỉnh Trump-Kim : Quan điểm của phái đoàn Mỹ và Bắc Triều Tiên - 11/06/2018 22:09
- Đường đến thượng đỉnh Trump - Kim rải đầy « Tweet » - 11/06/2018 18:20
- Bắc Triều Tiên hướng tới mô hình kinh tế Trung Quốc, chứ không phải Mỹ - 11/06/2018 17:12
- Quần đảo Kuril : Nhật phản đối Nga đặt hệ thống dây cáp ngầm - 11/06/2018 16:51
- Ý không cho tàu cứu thuyền nhân cập bến - 11/06/2018 16:42
- Việt Nam: #MeToo đối diện với nhiều trở ngại - 11/06/2018 16:34
- Trịnh Xuân Thanh sắp được sang Đức theo thoả thuận giữa hai chính phủ. - 11/06/2018 05:15
- NÊN HIỂU BIẾT VỀ ĐẶC KHU - 11/06/2018 03:39