Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Gần 80% công chức Việt Nam 'thu nhập ngoài lương'


VIỆT NAM (NV) - Gần 80% công chức Việt Nam đang sống bằng các khoản “lợi tức phụ,” con số đủ để xác định tính chất tham nhũng quá mức trầm trọng tại quốc gia này.

congchuc vncs.jpg
Phần lớn thu nhập của công chức ở Việt Nam không phải là tiền lương. (Hình: Internet)

 

 

Trong khi đó, các biện pháp ngăn chận và đẩy lùi nạn tham nhũng khả dĩ được tung ra bấy lâu đều rất “hời hợt,” nói cách khác là không khả thi.

 Đây cũng là nhận định của ông Jairo Acuna Alfaro, 'cố vấn chính sách của Liên Hiệp Quốc về cải cách hành chánh và chống tham nhũng.'

Theo báo Người Lao động, các dẫn chứng nói rằng xấp xỉ 80% công chức Việt Nam hiện nay không sống bằng lương, dựa theo kết quả cuộc khảo sát do Tổ chức Thanh tra của nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới thực hiện.

Cuộc khảo sát này được thực hiện trong năm qua, thông qua việc phỏng vấn 2,000 cán bộ, công chức nhà nước ở mười tỉnh của Việt Nam.

Tám mươi phần trăm số người được hỏi cho biết, cơ cấu “gói tiền thu nhập ngoài lương” đó bao gồm: tiền khoán (65%), tiền được bồi dưỡng tại các cuộc họp (55%), tiền huê hồng được chia, tiền được biếu từ các “quỹ đen” của các đơn vị kinh doanh...

Kết quả cuộc khảo sát này cũng cho thấy, đa số công chức, cán bộ “có lợi tức ngoài lương” nói trên đều là những người có chức vụ chủ yếu trong bộ máy nhà nước, hoặc có thẩm quyền trong một lĩnh vực nào đó.

Kết quả của cuộc khảo sát này có vẻ “chân thật” hơn so với con số thu thập được từ một cuộc khảo sát do trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội thực hiện khoảng 7 năm về trước.

 Lần đó, số cán bộ, công chức tham dự cuộc khảo sát chỉ nhìn nhận rằng gần 54% lợi tức mà họ thu được thuộc “các hoạt động khác,” tức không phải từ công việc đang làm.

Báo Người Lao động dẫn lời một cán bộ cao cấp về tiền lương của Việt Nam nói rằng các khoản “được chia” từ các công trình, dự án, quỹ riêng; tiền được tặng, được biếu thường rất lớn và không thể kiểm soát được.

Cũng vì các khoản tiền nói trên được “chung, chi” bằng tiền mặt, việc kiểm soát thu nhập lại càng xa tầm với của “các tổ chức có thẩm quyền.”

Còn theo ông Ngô Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng Việt Nam, tất cả các quy định cấm công chức, cán bộ nhận “quà cáp, biếu xén” của nhà nước Việt Nam hầu như không khả thi.

Mới đây, theo ông Jairo Acuna Alfaro, 'cố vấn chính sách của Liên Hiệp Quốc về cải cách hành chánh và chống tham nhũng,' thì việc kê khai tài sản, một trong những biện pháp ngăn ngừa tham nhũng, tại Việt Nam vẫn còn rất hời hợt.

Báo Người Lao Động dẫn lời ông Jairo Acuna Alfaro cho rằng, những ai nói việc sử dụng tiền mặt đã “làm khó” việc kê khai tài sản một cách trung thực là ngụy biện.

Ông nói: “Việc sử dụng tiền mặt chỉ gây khó khăn, chứ không cản trở việc kê khai tài sản.

 Bản chất của tham nhũng ở mọi nơi đều giống nhau: đó là sự lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân.
Một viên chức sống xa hoa phải giải thích nguồn gốc các tài sản mà mình có được. Nếu không, ông ta phải được coi là tội phạm.”

Cuối cùng, theo ông Jairo Acuna Alfaro, không thể chấp nhận tính chất tự giác của người kê khai tài sản.
Ông này nói rằng, Việt Nam cần có một bộ máy giám sát ở bên ngoài bộ máy nhà nước, với đầy đủ quyền lực để có thể mở các cuộc điều tra và truy tố những kẻ nghi tham nhũng một cách độc lập.

Có thể chính vì nạn tham nhũng đã ăn sâu tận gốc rể bộ máy nhà nước, nên Việt Nam khó có được một tổ chức giám sát để ngăn chận, theo kiểu phác họa của ông Jairo Acuna Alfaro nêu trên. (PL)

Switch mode views: