Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chuyên gia kinh tế Mỹ: Việt Nam cần cải cách sâu rộng


SÀI GÒN (NV) - Việt Nam cần một chiến lược cải cách sâu rộng về mặt kinh tế nếu muốn thoát khỏi các khó khăn đang vây bọc.
Tuy nhiên điều này không dễ thực hiện trong một chế độ mà guồng máy kinh tài của chế độ gắn liền với quyền lực chính trị và “lợi ích nhóm.”
banking Achau



Hai nhân viên Ngân Hàng Á Châu (ACB) chuẩn bị một lượng tiền lớn do Ngân Hàng Nhà Nước bơm cho nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng thanh khoản do người gửi tiền sợ mất nên đến rút ào ạt, hồi Tháng Tám năm ngoái. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/GettyImages)

 

Ðây là những nhận xét của ông Jonathan Pincus, một chuyên gia kinh tế của Ðại Học Harvard đang làm giảng viên và cố vấn cho chương trình giảng dạy kinh tế “Fulbright Economics Teaching Program” tại Việt Nam.

Theo ông Pincus, chính sách tài chính của Việt Nam đưa ra nhằm siết chặt tín dụng năm 2011 dẫn đến 2 vết nứt rất sâu cho một nền kinh tế điều hành theo những chủ đích chính trị.

Những lỗ hổng khổng lồ đó phát lộ trong nền kinh tế qua hai khu vực phần lớn hoạt động có tính cách độc lập.

Thứ nhất, khu vực xuất cảng đầy sinh động và có khả năng cạnh tranh, dựa trên những loại hàng hóa chế biến “gia công” dựa vào khối nhân lực giá rẻ, và lúa gạo với thủy sản.

Thứ hai là khu vực được nhà nước bảo vệ, phần lớn là các công ty quốc doanh hay đám kinh tài đảng đoàn.
Loại xí nghiệp thứ hai này chỉ tồn tại nổi nhờ sự nuôi dưỡng và nuông chiều của nhà nước vì vay tiền dễ dàng và giá đất rất rẻ dành cho họ.

Nhưng khi nhà nước phải thắt chặt tín dụng khi đã bơm tiền quá lố khiến lạm phát tăng chóng mặt, đám con cưng quốc doanh đã để lộ hình hài là những đại gia kinh doanh bừa bãi bằng “tiền chùa” vào những lãnh vực không phải là chuyên môn hay ngành nghề chính của chúng, đặc biệt là đầu tư địa ốc, chứng khoán và vào cả các ngân hàng.
Không kể hàng chục loại hình kinh doanh khác từ mở khách sạn đến nuôi heo.

Nhà cầm quyền Hà Nội bơm tiền tới tấp cho đám quốc doanh và kinh tài đảng đoàn suốt nhiều năm.
 Họ hồ hởi loan báo những tỉ lệ tăng trưởng đầy ấn tượng, bất chấp hậu quả.

Một khối lượng lớn tài chính được đổ vào đầu tư ở khu vực mà giá trị chỉ dựa vào đồn đoán, đầu cơ và làm giá. Khi thị trường tuột dốc, giá trị tài sản có được do những khoản vay khổng lồ từ các ngân hàng tuột dốc theo.

 Hàng ngàn công ty ở Việt Nam, nhất là những đại gia con cưng của chế độ ngập đầu trong những khoản nợ không có tiền để trả, dù chỉ trả tiền lời cho ngân hàng.

 Dây chuyền chết kẹt kế tiếp là hệ thống ngân hàng cũng ôm những món nợ rất có thể mất cả chì lẫn chài.

Ngân Hàng Nhà Nước thì lấp lửng, khi nói nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại 6%, khi nói hơn 8% mà không ai tin những con số đó là các con số thật.

Trong một cuộc thảo luận kinh tế tổ chức ở Nha Trang tuần qua, ông Trịnh Quang Anh của Tập Ðoàn Ðầu Tư Phát Triển Việt Nam cho rằng tỉ lệ nợ xấu phải khoảng 18%.

Ông Pincus nói các ngân hàng quốc doanh ôm khoảng 40% của tổng số sợ xấu. Phần còn lại nằm ở các ngân hàng thương mại cổ phần. Một tỉ lệ không nhỏ những món nợ xấu đó được cầm thế bằng những bất động sản đầu cơ.

Ðối phó với cái núi nợ xấu có thể lên đến hơn $23 tỉ USD, như nhận định của ông Trịnh Quang Anh, không phải dễ dàng.

Nếu bán các tài sản (để trả nợ) bên dưới cái giá mua (tức lỗ vốn nặng) có thể bị cáo buộc tội “hủy hoại tài sản nhà nước” mà bản án từ nhiều năm tù đến tử hình.

Ngân hàng cũng khó xiết nợ theo những quy định tròng tréo như hiện nay dù chỉ có thể thu hồi được chừng 15% của số tín dụng đã cấp.

Hệ quả, chừng nào các ngân hàng còn phải ôm cái núi nợ khó đòi đó, họ sẽ phải rất chặt chẽ khi cho vay trong khi đám công ty xí nghiệp nhà nước thì không có thanh khoản để xoay trở.

Tình trạng dở sống dở chết của tập đoàn đóng tàu Vinashin và Tổng công ty tàu biển Vinalines là các thí dụ điển hình.

Theo nhận định của ông Pincus, tình hình lại còn phức tạp thêm vì sự tròng tréo mà ở Việt Nam gọi là “sở hữu chéo.”

Ngân hàng này cho ngân hàng kia vay hoặc ngân hàng này mua cổ phần của ngân hàng kia.

Các xí nghiệp quốc doanh cũng lại “sở hữu” rất nhiều cổ phần ở các ngân hàng, rồi lại dùng cái thế của mình vay tiền ra từ những ngân hàng đó để đầu tư, đầu cơ đủ kiểu.

Các hành động này coi như vi phạm luật lệ tài chính nhưng đã xảy ra khá phổ biến.

Chế độ Hà Nội, trong sự bối rối giải quyết cái núi nợ xấu của các ngân hàng và cái rừng chung cư, biệt thự xây dựng dở dang rồi bỏ đó cho cỏ dại mọc, dạo đờn một số biện pháp đối phó nhưng vẫn chưa thấy bắt đầu từ đâu.

Theo ông Pincus, muốn giải quyết cuộc khủng hoảng tại Việt Nam, cần phải có những biện pháp mạnh.

 Tuy nhiên, đám quốc doanh nhiều thế lực hậu thuẫn nên người ta cũng chỉ thấy nói đến những sửa đổi lẻ tẻ và rời rạc.

Các ngân hàng quốc doanh cũng như các công ty quốc doanh có đủ thế lực để chống lại những cải cách sâu rộng nên những gì có thể diễn ra cũng không phải là thay đổi cấu trúc của nền kinh tế để phát triển bền vững.

Switch mode views: