Trục Âu-Phi tạo thế chân vạc với Mỹ-Trung
- Thứ Năm, 30 tháng Mười Một năm 2017 20:50
- Tác Giả: Tú Anh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp báo về Hội nghị Thượng đỉnh Âu-Phi lần thứ 5 tại Abidjan, Côte d'Ivoire, ngày 29/11/2017
REUTERS/Philippe Wojazer
Không phải vì muốn phô diễn mà thượng đỉnh Âu-Phi lần thứ năm được tổ chức rầm rộ tại Abidjan, Côte d'Ivoire.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn thúc đẩy Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Châu Phi thành lập trục Châu Phi-Địa Trung Hải-Châu Âu để không bị Hoa Kỳ và Trung Quốc bóp ngẹt.
Thượng đỉnh Abidjan trong hai ngày 29 và 30/11/2017 với 54 nguyên thủ châu Phi và 27 vị tổng thống, thủ tướng 27 quốc gia Liên Hiệp Châu Âu có một mục tiêu chiến lược.
Tổng thống Pháp tìm cách ghi dấu ấn trong bàn cờ thế giới : Không để mất thời giờ để giải quyết các hồ sơ trung hạn mà phải tập trung nhìn về tương lai.
Ngoài vấn nạn thuyền nhân, di dân, khủng bố, cần hợp sức giải quyết, châu Âu và châu Phi cùng các nước vùng Địa Trung Hải phải làm gì trong gọng kềm cạnh tranh kinh tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ ?
Theo nhận định của Huffingtonpost, trong thế chân vạc đang định hình, hai châu lục này đứng trước ba thử thách.
Trước tiên là địa chính trị.
Thế giới thường trực tìm một hình thức điều chỉnh sinh hoạt qua nhiều tầng, nhiều lớp : từ Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới cho đến G7, G8, G20 nhưng vẫn bất toàn.
Trong bối cảnh này, xuất hiện nguy cơ G2, chỉ có Mỹ và Trung Quốc cùng lãnh đạo địa cầu, áp đặt luật chơi thương mại và kinh tế.
Đứng đầu nghiên cứu và phát triển, Hoa Kỳ thu hút hầu hết nhân tài thế giới.
Trong số 579 khôi nguyên Nobel từ năm 1901 đến nay, 350 vị làm việc tại siêu cường kinh tế, tài chính địa cầu.
Ở phương đông, Trung Quốc không che giấu tham vọng chinh phục châu Âu, Địa Trung Hải và châu Phi qua các kế hoạch đầu tư khổng lồ vào hạ tầng cơ sở, hải cảng, giao thông.
Với ảnh hưởng áp đảo, Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc, mỗi nước, còn tạo được một « vùng ảnh hưởng đặc quyền » qua các khối cấp vùng như ALENA, MERCOSUR và ASEAN.
Để không bị G2 áp đảo, ngày 29/08/2017, tổng thống Pháp đề xuất xây dựng một trục thứ ba gồm Âu-Phi và Địa Trung Hải.
Để đạt được mục tiêu này, cần phải xóa tan những « ân oán » lịch sử mẫu quốc-thuộc địa.
Do vậy Paris đưa ra một chính sách mới mà trong buổi nói chuyện với sinh viên Burkina-Faso, tổng thống Macron nhấn mạnh «tôi là người trẻ, các bạn là người trẻ, quan hệ bình đẳng, hợp tác chứ không chỉ đạo».
Hợp tác kinh tế là thế cờ chiến lược thứ hai.
Đối với châu Âu, cần phải liên kết, đối tác với châu Phi, tận dụng sức lực năng động của tuổi trẻ, của xu hướng tăng trưởng cao và với lợi thế gần gũi địa lý, văn hóa và hành chánh để cùng phát họa một mô hình phát triển chung.
Châu Phi cũng có lợi nếu biết dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, và mức sống cao của châu Âu để phát triển xí nghiệp của mình và xuất khẩu. Một lá chủ bài khác hai bên cùng có đó là : Cộng đồng kiều dân đông đảo ở mỗi bên.
Phát triển bền vững để bảo vệ môi trường
Trục Âu-Phi và Địa Trung Hải còn hữu dụng cho nỗ lực bảo vệ sinh thái trong bối cảnh hành tinh xanh đang bị đe dọa vì ô nhiễm và biến đổi khí hậu.
Trục bắc-nam phối hợp những biện pháp, những vận hội tối ưu thì đó cũng là cơ may lớn cho nhân loại.
Thông điệp lý tưởng này rất hợp với tâm lý tuổi trẻ, người định đoạt tương lai.
Tuy nhiên, tổng thống Pháp được cảnh báo : Lời nói phải đi đôi với hành động.
Tương lai bế tắc, tuổi trẻ châu Phi đang tìm lối thoát ở thiên đường châu Âu. Đừng làm họ thất vọng.
Tin mới
- Bóng đá : Bốc thăm chia bảng cho Cúp Thế Giới 2018 - 01/12/2017 19:03
- Bắc Triều Tiên : Mỹ gây sức ép lên Trung Quốc - 01/12/2017 17:40
- Kim Jong Nam từng mang theo thuốc giải độc chất VX - 01/12/2017 17:32
- Tổng thống Mỹ hủy chuyến thăm Anh Quốc - 01/12/2017 16:55
- Mỹ : TT Trump làm tăng nghi vấn về sự ra đi của ngoại trưởng Tillerson - 01/12/2017 16:49
- Tin khắp Washington, DC: Tillerson sẽ đi, Pompeo lên thay - 01/12/2017 04:06
- Đại sứ quán Mỹ ra tuyên bố về án phúc thẩm đối với Mẹ Nấm - 01/12/2017 03:55
- TT Macron : « Tôi tin vào vai trò Trung Quốc và Nga » trong hồ sơ Bắc Triều Tiên - 30/11/2017 23:38
- Nhân quyền Việt Nam : Human Rights Watch khuyến nghị châu Âu - 30/11/2017 22:20
- Việt Nam : Blogger « Mẹ nấm » bị y án 10 năm tù - 30/11/2017 22:08
Các tin khác
- Cách Mạng Nhung 1989 và những câu hỏi của lịch sử - 30/11/2017 20:42
- NBC sa thải Matt Lauer vì có ‘hành vi tình dục không thích hợp’ - 29/11/2017 23:59
- Trung Quốc thúc đẩy xu hướng toàn trị ở Đông Nam Á - 29/11/2017 19:50
- Thượng đỉnh Âu-Phi khai mạc với trọng tâm là thảm nạn di dân - 29/11/2017 17:46
- Mỹ hứa hỗ trợ châu Âu trước « sự tấn công » của Nga - 29/11/2017 17:15
- Trump ủng hộ cuốn sách trắng khiến Bắc Kinh nóng mặt - 29/11/2017 04:45
- Đức : An ninh được thắt chặt ở chợ Noel Berlin - 29/11/2017 03:03
- Đại học Bình Nhưỡng, nơi đào tạo những lãnh đạo tương lai - 28/11/2017 21:50
- Châu Phi mơ về «Con đường tơ lụa mới» của Trung Quốc - 28/11/2017 21:33
- Pháp : Tổng thống Macron công du Phi Châu - 28/11/2017 21:24