Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhật bầu cử lập pháp, phe đối lập tan rã

japan-after election

Nhân viên phụ trách đang di chuyển thùng phiếu, sau khi hết giờ bỏ phiếu, tại một đơn vị bầu cử ở Tokyo, ngày 22/10/2017
REUTERS/Issei Kato

Hôm nay, 22/10/2017, Nhật Bản chính thức tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn.
Thủ tướng mãn nhiệm Shinzo Abe dường như chắc chắn sẽ thắng cược trong cuộc bỏ phiếu này.

Thắng lợi áp đảo của liên minh bảo thủ sẽ cho phép ông Abe, lên cầm quyền từ 5 năm nay, làm tiếp nhiệm kỳ thứ ba và ông sẽ trở thành vị thủ tướng tại vị lâu nhất ở xứ hoa anh đào, kể từ sau đệ nhị thế chiến.
Cuộc bầu cử hôm nay cũng cho thấy sự tan rõ của phe đối lập.

Từ Tokyo, thông tín viên Frederic Charles tường trình :

« Cho dù bị tố cáo lạm dụng quyền giải tán Quốc Hội, thủ tướng Shinzo Abe đã đánh cược vào cuộc bầu cử lập pháp trước thời hạn này, bằng cách giải thích rằng Nhật Bản dường như sẽ phải đối mặt với một mối hiểm họa trên phạm vi quốc gia do bị Bắc Triều Tiên đe dọa.

Trên thực tế, do bị suy yếu bởi các vụ bê bối thiên vị người thân, ông Shinzo Abe muốn đẩy phe đối lập vào tình thế bị bất ngờ, trước tiên là đối với thống đốc Tokyo, bà Yuriko Koike, vốn có lúc được coi là đối thủ tiềm tàng của ông.

Theo các cuộc thăm dò gần đây nhất, sự yếu kém của phe đối lập sẽ cho phép đảng bảo thủ của ông Shinzo Abe và đồng minh, đảng Komei của giáo phái Phật giáo Soka Gakkai, duy trì được siêu đa số, tức là có được hai phần ba số ghế tại Quốc Hội, cho dù thủ tướng Shinzo Abe ít được người dân mến mộ vì ông bị ám ảnh bởi việc muốn sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa.

Sau khi thành lập một chính đảng mới, đảng Hy Vọng, thống đốc Tokyo Yuriko Koike thông báo không ra tranh cử lập pháp.
Quyết định này chỉ góp phần vào việc làm tan rã lực lượng đối lập chính, đảng trung-tả Dân Chủ.

Trước đó, cánh hữu trong đảng này đã tham gia đảng Hy Vọng, đánh cược vào uy tín, được lòng dân của bà thống đốc Tokyo.
Trong lúc đó, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy uy tín của đảng Hy Vọng bị tụt giảm mạnh.

Bởi vì người dân Nhật nhận thấy là đảng Hy Vọng còn bảo thủ và mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hơn cả đảng của ông Shinzo Abe.
Đảng bảo thủ của ông Abe đã liên tục, hoặc gần như vậy, cầm quyền tại Nhật Bản từ hơn nửa thế kỷ qua ».

Switch mode views: