Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện : Nguy cơ nội chiến ở bang miền tây Rakhine

rohingya-bangladesh
Đoàn người Rohingya vượt biên giới sang Banladesh trốn chạy xung đột bạo lực ngày 26/08/2017.
EUTERS/Mohammad Ponir Hossain

Bang Rakhine ở phía tây Miến Điện lại rơi vào vòng xoáy bạo lực sau loạt tấn công ngày 25/08/2017 của người nổi dậy Rohingya theo Hồi Giáo nhắm vào các trạm cảnh sát Miến Điện. Ít nhất 92 người chết trong các cuộc đụng độ.

Hàng nghìn người Hồi Giáo Rohingya tìm đường trốn khỏi Miến Điện thông qua ngả Bangladesh.

Ngày 26/08, lực lượng an ninh Miến Điện gần đồn biên phòng Ghumdhum thậm chí đã nổ súng vào thường dân, khiến 12 người thiệt mạng.
Tình hình hiện nay có thể dẫn đến một đợt trấn áp mới của quân đội Miến Điện đối với thường dân người Rohingya.

Thông thông tín viên RFI trong khu vực, Arnaud Dubus, tường trình :

Bạo lực lại nổi lên ở bang Rakhine và bắt đầu giống một cuộc nội chiến nhỏ.
 Những người Rohingya nổi dậy, được huấn luyện và nhận tài trợ từ nước ngoài, đã tấn công lực lượng an ninh Miến Điện.
Lực lượng này buộc phải phản công truy đuổi quân nổi dậy. Cuộc tấn công cũng nhắm vào thường dân thiểu số Hồi Giáo Rohingya đang đi lánh nạn.

Cách đây vài hôm, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã trình một bản báo cáo lên ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi. Trong đó, ông Annan đề xuất trao thêm quyền tự do đi lại cho thường dân Rohingya và đóng cửa các trại tị nạn nơi có khoảng 120.000 người Rohingya sinh sống từ năm 2012.

Trước các đợt bạo động xảy ra trong những ngày qua, bà Aung San Suu Kyi khó có thể phản ứng ngay lập tức, trong khi đó, quân đội mới là người có tiếng nói cuối cùng về hồ sơ Rakhine.

Các cuộc đụng độ gần đây có nguy cơ đẩy mạnh vòng xoáy bạo lực và xâm phạm nhân quyền, trong đó có cả tình trạng hãm hiếp tập thể và  sát hại thường dân, như từng xảy ra ở vùng này vào tháng 10/2016 sau những cuộc tấn công đầu tiên của các nhóm nổi dậy Rohingya.

Ngày hôm qua (26/08) quân đội bắn súng cối vào một số nhóm người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, đang tìm cách vượt biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh là một dấu hiệu đầu tiên.

Bangladesh không nhận thêm người Rohingya Miến Điện

Ngày 26/08/2017, chính quyền Dhaka tuyên bố không nhận thêm người Rohingya vào nước này, vì hiện đã có khoảng 400.000 người Miến Điện sống tại Bangladesh.

Theo trang Prothom Alo, bộ Ngoại Giao Bangladesh đã triệu ông Aung Myint, quan chức ngoại giao Miến Điện tại Dhaka, để bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về những sự kiện mới diễn ra, đồng thời yêu cầu chính quyền Naypyidaw có những biện pháp chấm dứt nhanh chóng làn sóng người Rohingya tràn sang Bangladesh.

Theo một tổ chức phi chính phủ của Malaysia bảo vệ người Hồi Giáo (Malaysia Consultative Council of Islam Organisations, Mapim), Kuala Lumpur và Jakarta nên gây sức ép với chính quyền Miến Điện để ngừng truy bức người Hồi Giáo Rohingya.

Cũng trong ngày 26/08, hãng tin AP trích phát biểu của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Heather Nauert, cho biết Hoa Kỳ cũng lên tiếng yêu cầu chính quyền Miến Điện nhanh chóng có những biện pháp nhằm giảm căng thẳng, đồng thời tôn trọng luật pháp và bảo vệ nhân quyền cũng như những quyền tự do cơ bản.

Trước hàng nghìn giáo dân tập trung trên quảng trường Saint-Pierre sáng 27/08, giáo hoàng Phanxicô « cầu nguyện đấng Tối cao cứu giúp » cộng đồng thiểu số Rohingya theo Hồi Giáo ở Miến Điện đang bị truy bức và yêu cầu tôn trọng các quyền của họ.

Theo báo chí, giáo hoàng Phanxicô có thể đến thăm Miến Điện và Bangladesh vào cuối tháng 11/2017.


Switch mode views: