Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bruxelles triển hạn trừng phạt Nga, Matxcơva phản ứng thận trọng

LH chau au

Liên Hiệp Châu Âu, ngày 23/06/2017, quyết định triển hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vì can thiệp vào cuộc xung đột tại miền đông Ukraina.
Với các nhà lãnh đạo châu Âu, Nga chưa làm hết sức để áp dụng các thỏa thuận Minks.

Quyết định của Bruxelles được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Washington thông báo triển khai các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.

Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI Muriel Pomponne, phản ứng của Nga về quyết định triển hạn trừng phạt của Bruxelles lại không mạnh mẽ bằng phản ứng đưa ra trước đó với Mỹ.

Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng Viện Nga, Konstantin Kosatchov, cho rằng « Liên Hiệp Châu Âu có cách nhìn sai về tình hình khiến Bruxelles đánh giá sai hồ sơ » và Liên Hiệp Châu Âu nghe quá nhiều quan điểm của Ukraina.

Trong khi đó, phản ứng về các trừng phạt mới của Mỹ, ngoại trưởng Nga không ngại cho rằng « kiểu hành động này đe dọa nghiêm trọng đến toàn bộ quan hệ Nga-Mỹ », đồng thời hủy cuộc gặp ngoại giao cấp cao, dự kiến diễn ra vào tuần này tại Saint-Peterbourg.

 Trước đó, ngày 15/06, tổng thống Nga tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ khiến quan hệ Matxcơva-Washington thêm phức tạp.

Gần đây, chuyến thăm Pháp của tổng thống Nga trong khuôn khổ khai mạc triển lãm về Pi-e Đại Đế tại lâu đài Versailles và chuyến công du Matxcơva của ngoại trưởng Pháp được cho là dấu hiệu thể hiện mong muốn phá băng trong mối quan hệ giữa Nga và Liên Hiệp Châu Âu.

Merkel-Macron ca ngợi đầu tầu Đức-Pháp thúc đẩy Liên Hiệp

Cũng tại thượng đỉnh châu Âu ngày 23/06, tổng thống Emmanuel Macron và thủ tướng Angela Merkel đã ca ngợi đầu tầu Pháp-Đức để thúc đẩy châu Âu.

Trước báo giới, thủ tướng Đức phát biểu : « Cuộc họp báo này cho thấy chúng tôi quyết định cùng tìm ra giải pháp cho các vấn đề ».
 Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh đến sự thống nhất giữa hai nước về vấn đề quốc phòng, nhập cư, khí hậu, chống khủng bố và các vấn đề thương mại.

Ngược lại, cả hai lãnh đạo tránh đi sâu vào những chủ đề có thể gây tranh cãi, như cải tổ khu vực đồng euro theo khởi xướng của Paris, khiến nhiều quan chức thuộc phe bảo thủ Đức lo ngại.

Switch mode views: