Bị sức ép của phong trào dân sự, Hungary rút khỏi cuộc đua đăng cai Olympic 2024
- Thứ Sáu, 24 tháng Hai năm 2017 00:01
- Tác Giả: Hoàng Nguyễn
Phong Trào Thời Điểm thu thập chữ ký phản đối tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2024 tại thủ đô Budapest, Hungary ngày 15/02/2017.
REUTERS/Laszlo Balogh
Chỉ còn hơn 7 tháng trước khi Ủy Ban Olympic Quốc Tế CIO bầu chọn thành phố được quyền tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2024, chính quyền Hungary hôm 22/02/2017 đã chính thức quyết định rút đơn xin đăng cai của thủ đô Budapest vì sức ép của một phong trào xã hội vừa mới hình thành.
Theo một thông cáo của chính quyền, thủ tướng Orbán Viktor, đô trưởng Budapest Tarlós István và chủ tịch Ủy ban Olympic Hungary Borkai Zsolt nhất trí rằng Budapest không thể tiếp tục cuộc đua với Paris và Los Angeles, do khả năng thắng cuộc của thành phố này đã giảm thiểu vì “lòng dân không thuận”.
Quyết định rút Budapest khỏi cuộc đua đăng cai Olympic đánh dấu một thất bại mới của liên minh cầm quyền trước xã hội dân sự và phe đối lập.
Thông tín viên Hoàng Nguyễn tại Budapest phân tích :
Giấc mơ trăm năm tan vỡ
Là thành viên sáng lập phong trào Olympic hiện đại vào năm 1894 và luôn đạt thành tích cao trong các kỳ Olympic sau đó, nhưng Hungary là quốc gia duy nhất trong số 10 cường quốc thể thao hàng đầu thế giới chưa bao giờ được tổ chức Thế vận hội.
Do đó, dễ hiểu là được tổ chức Thế vận hội là một ước mơ của cư dân và giới thể thao nước này. Đặc biệt, với nội các cánh hữu của thủ tướng Orbán Viktor, ý tưởng “hãy dám ước mơ” để “trở nên vĩ đại” trong việc đăng cai Olympia đã xuất hiện từ năm 2001.
Hungary chính thức bày tỏ mong muốn tham gia cuộc ganh đua nhằm tổ chức kỳ Thế vận 2024 từ năm 2014. Sau khi Roma bỏ cuộc vào cuối hè năm ngoái, Budapest được coi là một ứng viên khả dĩ, với hồ sơ dự tuyển được đánh giá là chuẩn bị khá tốt.
Về kinh phí tổ chức, chính phủ Hungary cũng trấn an cư dân rằng theo các tính toán sơ bộ, đăng cai Thế vận hội không chỉ là dịp quảng bá cho đất nước Hung, vinh danh nền thể thao Hung, mà xét về chung cuộc còn có thể đem lại khoản lãi hơn 1 tỷ euro.
Nỗi quan ngại tham nhũng
Tuy nhiên, phe đối lập, nhiều tổ chức dân sự và một tỷ lệ đáng kể cư dân Hungary thì không có cái nhìn lạc quan như thế, bởi lẽ họ cho rằng tệ tham nhũng trầm trọng mang tính hệ thống tại nước này sẽ khiến kinh phí tổ chức bị đội lên gấp bội.
Là quốc gia xếp gần đội sổ trong Liên Hiệp Châu Âu về tham nhũng theo xếp hạng mới đây nhất của Tổ Chức Minh Bạch Thế giới, lãnh đạo của Hungary không khiến người dân tin được rằng, họ muốn tổ chức Thế vận không phải muốn để biển thủ tiền công quỹ.
Tuy nhiên, một số tổ chức và cá nhân, hoặc các đảng đối lập khi lên tiếng phản đối việc Budapest vào cuộc đua, đã bị phe cầm quyền dễ dàng gạt đi. Những nỗ lực đưa vấn đề ra trưng cầu dân ý thoạt tiên đều bị chính quyền gạt đi, thông qua công cụ luật pháp.
Gần như tới phút chót, một nhóm dân sự mới thành lập mang tên Phong Trào Thời Điểm (Momentum Mozgalom) bỗng dưng làm được điều kỳ diệu mà hầu như không ai nghĩ tới : phá hỏng kế hoạch theo đuổi việc đăng cai Thế vận được tiến hành rốt ráo của chính phủ.
Tin mới
- Indiana: Tượng Chúa Jesus bị chặt đầu hai lần trong hai tuần - 24/02/2017 21:01
- Nhập cư Mêhicô : Bộ trưởng Mỹ tuyên bố sẽ không "trục xuất hàng loạt" - 24/02/2017 19:53
- Nga bất ngờ trả tự do cho nhà đối lập Ildar Dadin - 24/02/2017 18:22
- Philippines bắt giữ một thượng nghị sĩ đối lập với tổng thống Duterte - 24/02/2017 18:15
- Vụ Kim Jong Nam: Dùng chất độc VX để ám sát, Bắc Triều Tiên gây lo ngại - 24/02/2017 18:07
- Ðức có nhiều thành phần Hồi Giáo quá khích - 24/02/2017 03:53
- Hàng trăm người Việt ở San Jose di tản vì lụt - 24/02/2017 03:20
- Chuyến công du Mêhicô nhậy cảm của hai bộ trưởng Mỹ - 24/02/2017 02:59
- Hòa đàm Syria mở lại tại Genève - 24/02/2017 02:52
- Nhật phản đối Nga tăng quân ở quần đảo Kuril - 24/02/2017 00:23
Các tin khác
- Pháp: Lãnh đạo cánh trung Bayrou liên minh với ứng cử viên độc lập Macron - 23/02/2017 23:43
- Thủ tướng Pháp kêu gọi Trung Quốc mở cửa thị trường - 23/02/2017 23:37
- Căng thẳng Biển Đông: Bộ trưởng Trung Quốc hủy chuyến đi Philippines - 23/02/2017 16:09
- Vụ Kim Jong Nam: Malaysia nhờ Interpol truy nã 4 nghi can Bắc Triều Tiên - 23/02/2017 16:03
- Năm 2030 : Tuổi thọ trung bình có thể vượt 90 - 22/02/2017 20:15
- Đại dương bị ô nhiễm vì hạt nhựa cực nhỏ - 22/02/2017 19:43
- Nga chơi trò ngoại giao mập mờ, Ukraina lo ngại - 22/02/2017 19:35
- Nhu cầu "Có con bằng mọi giá" - 22/02/2017 19:14
- Kiệt tác Vermeer và thời hoàng kim Hà Lan tại bảo tàng Louvre - 22/02/2017 18:25
- Kim Jong Nam chết bí ẩn và quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng - 22/02/2017 17:31