Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ sẽ không gửi phái đoàn đến dự tang lễ Fidel Castro

Josh Earnest


Phát ngôn viên Josh Earnest phát biểu trong buổi họp báo hàng ngày tại Tòa Bạch Ốc, ngày 29 tháng 11 năm 2016.

Mỹ sẽ không gửi một phái đoàn tổng thống tới Cuba để dự tang lễ của lãnh tụ cộng sản Fidel Castro, Tòa Bạch Ốc cho biết hôm thứ Ba.
Quyết định này phản ánh lịch sử đầy trắc trở của mối quan hệ Mỹ-Cuba.

Thay vào đó, Ben Rhodes, một phụ tá của Tổng thống Barack Obama, người đã tiến hành những cuộc đàm phán bí mật suốt 18 tháng đưa tới sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và Cuba vào năm 2014, và Jeffrey DeLaurentis, nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ ở Havana, sẽ đại diện Mỹ.

Quyết định này cho thấy Tòa Bạch Ốc muốn thừa nhận lịch sử thù địch giữa Mỹ và Cuba cũng như tiến trình bình thường hóa quan hệ với Cuba của Tổng thống Obama, một chính sách có thể bị giảm bớt hoặc đảo ngược khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

"Có rất nhiều khía cạnh của mối quan hệ Mỹ- Cuba mà đã được định hình bởi rất nhiều xung đột và hỗn loạn, không chỉ trong suốt chế độ Castro," phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói, dẫn ra lo ngại của Mỹ về sự tôn trọng của Cuba đối với nhân quyền.

Ông Earnest cũng nhấn mạnh những điểm tích cực, lưu ý rằng ông Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc và theo lịch trình sẽ có những cuộc gặp gỡ ở Havana, "đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc soạn thảo chính sách bình thường hóa" với Cuba.

Cuba và Mỹ là hai kẻ thù ý thức hệ từ ngay sau cuộc cách mạng năm 1959 đưa ông Castro lên nắm quyền.

Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao với Havana vào năm 1961 khi Cuba ngả theo đường lối cánh tả, biến hòn đảo nằm cách bang miền nam Florida của Mỹ chỉ 140 kilômét này thành một đồng minh thân cận của Liên bang Soviet.

Quyết định không gửi một phái đoàn tổng thống cũng có thể là để tránh những chỉ trích của những người phản đối việc xích lại gần nhau giữa hai nước, trong đó có việc chính thức khôi phục quan hệ ngoại giao vào năm ngoái.

"Với lịch sử thù địch của mối quan hệ của Mỹ với Fidel Castro, không ngạc nhiên là Tổng thống Obama quyết định không gửi một phái đoàn tổng thống," ông Ted Piccone, một nhà phân tích khu vực Mỹ Latin tại viện nghiên cứu chính sách Viện Brookings nói.

"Trước đe dọa của Tổng thống đắc cử Trump đảo ngược sự khai mở đối với Cuba, đây có thể là cơ hội cuối cùng và tốt nhất của chính quyền Obama để thể hiện cho các cấp lãnh đạo cao nhất hiện thời của Cuba thấy tính cấp thiết của việc đạt được nhiều tiến bộ nhất có thể trước khi ông Trump vào Tòa Bạch Ốc," ông Piccone nói thêm.

Switch mode views: