Syria và Brexit, trọng tâm thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu
- Thứ Năm, 20 tháng Mười năm 2016 22:31
- Tác Giả: Thanh Phương
Nữ thủ tướng Anh T.May lần đầu tiên dự thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu. Ảnh ngày 20/10/206.
Reuters
Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh tại Bruxelles tối ngày 20/10/2016 với ba hồ sơ chính : Syria, Brexit và hiệp định tự do mậu dịch với Canada.
Về hồ sơ Syria, theo một bản dự thảo thỏa thuận mà hãng tin AFP có được, các lãnh đạo châu Âu sẽ nêu lên vai trò của Nga trong các cuộc doanh kích vào thành phố Aleppo, dự trù “mọi phương án, kể cả ban hành thêm các biện pháp trừng phạt” nhắm vào những cá nhân và những tổ chức “yểm trợ cho chế độ Bachar al-Assad”.
Ngày 17/10/2016, ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu cũng đã đề cập đến khả năng ban hành những biện pháp trừng phạt mới, đồng thời nêu lên vấn đề tiếp tục thu thập các bằng chứng để đưa những người có trách nhiệm trong vụ oanh kích vào Aleppo ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế vì “tội ác chiến tranh”.
Thượng đỉnh Bruxelles là lần đầu tiên tân thủ tướng Anh Theresa May tham dự. Bà có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch đưa nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu sau khi đa số dân Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit.
Thủ tướng Theresa May trên nguyên tắc sẽ tái khẳng định quyết tâm khởi động điều 50 của Hiệp ước Lisboa trước cuối tháng 3/2017, mở đầu các cuộc đàm phán đưa nước Anh ra khỏi khối này.
Đây là lịch trình được các lãnh đạo châu Âu khác hoan nghênh, vì họ vẫn yêu cầu Luân Đôn nhanh chóng ra khỏi Liên Hiệp.
Nhưng bà Theresa May đã gây phản ứng bất bình từ 27 quốc gia thành viên kia khi vẫn đòi kiểm soát nhập cư đối với các công dân Liên Hiệp Châu Âu.
Đối với các đối tác châu Âu, đề nghị này đi ngược lại với nguyên tắc tự do đi lại của khối này.
Một hồ sơ khác cũng đang làm nhức đầu các lãnh đạo châu Âu đó là hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Canada (CETA).
Bất chấp các áp lực, vùng Wallonie nói tiếng Pháp của vương quốc Bỉ đến hôm qua, 19/10/2016, vẫn từ chối chấp thuận cho chính phủ ký hiệp định gây tranh cãi này.
Ủy Ban Châu Âu đã gia hạn cho Bỉ đến ngày 21/10/2016 phải thông qua hiệp định CETA.
Tin mới
- Ngoại trưởng Mỹ: Bắc Triều Tiên là một chế độ thiếu tính chính đáng - 23/10/2016 00:25
- Quần đảo Kuril: Nhật cấp tín dụng cho Nga để thúc đẩy đàm phán - 23/10/2016 00:17
- Ông Trump cam kết chấp nhận kết quả bầu cử ‘nếu ông thắng’ - 21/10/2016 22:50
- Tàu sân bay Nga tiến về Địa Trung Hải, NATO lo ngại - 21/10/2016 20:14
- Dạ tiệc New York : Clinton và Trump châm chọc nhau - 21/10/2016 18:32
- Chính quyền Thái Lan ra lệnh tịch thu tài sản cựu thủ tướng Yingluck - 21/10/2016 17:43
- Thủ tướng Nhật hội kiến với tổng thống Philippines vào tuần tới - 21/10/2016 16:12
- Philippines "chia tay" với Mỹ : Washington yêu cầu giải thích - 21/10/2016 16:05
- Ông Trump không hứa sẽ chấp nhận kết quả bầu cử - 21/10/2016 00:59
- Cá hồi nuôi là thực phẩm độc hại nhất thế giới? - 21/10/2016 00:19
Các tin khác
- Báo mạng Cuba thách thức truyền thông Nhà nước - 20/10/2016 18:01
- Trung Quốc biến Đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự - 20/10/2016 17:54
- Philippines và Trung Quốc nối lại đối thoại về Biển Đông - 20/10/2016 17:48
- Việt Nam : Chiến hạm Trung Quốc sẽ ghé cảng Cam Ranh - 20/10/2016 15:58
- Thượng đỉnh 4 bên về khủng hoảng Ukraina - 19/10/2016 17:55
- Irak: Mất Mossoul, “đế chế Hồi giáo” Daech sẽ tiêu vong - 19/10/2016 16:56
- Philippines sẽ cùng thăm dò dầu khí với Trung Quốc ở Biển Đông - 19/10/2016 16:32
- Việt Nam: Công an lại ngăn cản người dân đi kiện Formosa - 19/10/2016 13:18
- Nhân quyền : HRW kêu gọi Việt Nam cải tổ luật hình sự - 19/10/2016 13:12
- Hiếm có Việt Nam: Thị trấn 600 tỷ phú, lái ôtô dạo thăm bò - 18/10/2016 23:40