Dầu lửa : Vì sao OPEC đạt được thỏa thuận giảm sản lượng ?
- Chúa Nhật, 02 tháng Mười năm 2016 20:50
- Tác Giả: Thùy Dương
OPEC họp hội nghị không chính thức tại Alger, Algeria, ngày 28/09/2016
REUTERS
Ả Rập Xê Út, do chịu ảnh hưởng từ việc giá dầu sụt giảm, đã bất ngờ nhượng bộ để Khối Các Nước Xuất Khẩu Dầu Lửa OPEC đạt được thỏa thuận Alger nhằm giảm sản lượng dầu.
Tuy nhiên theo các nhà phân tích, Ả Rập Xê Út vẫn muốn giữ vai trò lãnh đạo thị trường dầu lửa.
Đứng đầu khối OPEC, từ hai năm nay, Ả Rập Xê Út luôn phản đối giảm sản lượng dầu lửa, với mong muốn bảo vệ thị phần của mình trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp không chính thức của OPEC tại thủ đô Alger của Algeria, Ả Rập Xê Út đã chấp nhận việc Iran (đối thủ cạnh tranh lớn của Ả Rập Xê Út) và các nước Nigeria và Lybia không phải chịu mức hạn chế về sản lượng này.
Đây được coi là tín hiệu về một chính sách mới mà Ả Rập Xê Út áp dụng do phải chịu sức ép lớn về ngân sách.
Nhưng các nhà phân tích cho biết vương quốc Ả Rập Xê Út vẫn có nhiều lợi thế hơn các nước sản xuất dầu lửa khác để đối phó với việc sụt giảm giá dầu thô, nhờ vào nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ và mức nợ thì không quá cao.
Ông Spencer Welch, chuyên gia về thị trường dầu lửa của công ty năng lượng IHS nhận xét là « không có sự thay đổi lớn nào trong chiến lược dầu lửa của Ả Rập Xê Út . Ả Rập Xê Út không bị bắt buộc phải thay đổi chính sách».
Cũng theo chuyên gia này, Ryad cho biết sẵn sàng thông qua thỏa thuận nếu các thành viên khác của OPEC có cùng thiện chí.
Sau sáu giờ họp và nhiều tuần thương lượng, ngày 28/09/2016, OPEC đã quyết định giảm sản lượng từ 33,47 triệu thùng/ngày xuống còn 32,5 - 33 triệu thùng/ngày.
Đây là mức giảm sản lượng dầu lớn nhất kể từ năm 2008, khi mà giá dầu giảm từ 150 đô la/thùng xuống còn chưa đến 40 đô la/thùng.
Tuy nhiên, theo công ty tư vấn Capital Economics của Anh, ít có khả năng Ả Rập Xê Út thay đổi quyết định ngay cả khi nước này bị ảnh hưởng nhiều nhất từ biện pháp giảm sản lượng dầu lửa.
Cũng theo công ty tư vấn này, thỏa thuận Alger cho thấy Ryad đã mềm mỏng hơn trên thị trường dầu lửa và vương quốc Ả Rập Xê Út sẽ tiếp tục chấp nhận giá dầu thấp và thắt chặt chi tiêu để thích nghi với tình trạng giá dầu sụt giảm.
Năm 2015, Ryad thông tháo thiếu hụt ngân sách đạt mức kỷ lục là 98 tỉ đô la và dự kiến năm 2016 ngân sách thiếu hụt 87 tỉ đô la.
Từ giữa năm 2014, Ả Rập Xê Út đã lạm tiêu 170 tỉ đô la dự trữ.
Đến cuối tháng 07/2016, dự trữ nước này chỉ còn 560 triệu đô la.
Sau khi tăng giá chất đốt, điện, nước và các dịch vụ công khác, tuần này, Ryad đã quyết định cắt giảm 20% lương các bộ trưởng và phụ cấp của các thành viên hội đồng tư vấn.
Trong khi đó, vương quốc Ả Rập lại đang sa vào cuộc chiến đắt đỏ tại Yémen và các căng thẳng khu vực tại Syria và Irak.
Ông Spencer Welch, chuyên gia về thị trường dầu lửa của công ty năng lượng IHS nhấn mạnh : « Ả Rập Xê Út có dự trữ đạt 500 tỉ đô la và mức nợ rất thấp.
Vì thế, để đối mặt với giá dầu sụt giảm thì nước này gặp ít khó khăn hơn đa số các nước khác ».
Đối với ông Mohammad al-Sabban, người từng phụ trách lĩnh vực dầu lửa của Ả Rập Xê Út, thỏa thuận Alger không khiến mức sản xuất dầu của nước này thay đổi nhiều, ngay cả khi Ryad phải giảm 500.000 thùng/ngày.
Giải thích với BBC, ông Mohammad al-Sabban cho biết : « Điều này cũng chỉ khiến sản lượng dầu của Ả Rập Xê Út giảm xuống bằng mức sản lượng tháng 01/2016 ».
Đây cũng là mức nước này đề xuất trong cuộc thương thuyết không mang lại kết quả gì hồi tháng 04/2016 ở Doha.
Trong những tháng qua, vương quốc Ả Rập đã tăng sản lượng lên mức kỷ lục 10,7 triệu thùng/ngày so với mức 10,2 triệu thùng/ngày.
Nhà phân tích người Kowet Kamel al-Harami công nhận là tác động kinh tế của việc sụt giảm giá dầu đã giúp OPEC đạt được thỏa thuận Alger nhưng cũng chính nhờ « việc tạo điều kiện để OPEC đạt được thỏa thuận Alger mà Ả Rập Xê Út ghi được nhiều điểm trên chính trường ».
Ông nói với AFP : « Ả Rập Xê Út đã cho thấy nước này vẫn đang kiểm soát được OPEC. Ả Rập Xê Út đã tái khẳng định vị thế lãnh đạo của họ . Nước này đã nhượng bộ, không chỉ Iran mà cả Nigeria và Libya ».
Tin mới
- Công chức Iran sẽ ra tòa vì lương quá cao ? - 03/10/2016 19:14
- Mỹ: Donald Trump lúng túng vì bị tiết lộ không nộp thuế trong nhiều năm - 03/10/2016 18:58
- Tướng Hoa Kỳ: "Hiểu lầm" có thể dẫn đến xung đột Mỹ - Trung ở Biển Đông - 03/10/2016 16:45
- HRW kêu gọi trả tự do cho blogger Nguyễn Đình Ngọc - 03/10/2016 16:24
- Cởi áo tháo chạy - 03/10/2016 16:04
- 50% người ủng hộ ông Donald Trump không tin kết quả bầu cử - 03/10/2016 00:19
- Donald Trump và hồi kết của nền dân chủ - 02/10/2016 23:43
- Đại hội đảng Bảo Thủ Anh khai mạc ở Birmingham với trọng tâm Brexit - 02/10/2016 23:17
- Hungary trưng cầu dân ý chống người tị nạn - 02/10/2016 23:02
- Syria: Aleppo tiếp tục hứng chịu bom đạn của Nga và Damas - 02/10/2016 22:37
Các tin khác
- Mỹ, Đức và Israel chỉ trích TT Philippines vì tự so sánh với Hitler - 02/10/2016 20:37
- Duterte: 'Đức có Hitler, Philippines có ...' - 01/10/2016 22:52
- Ðối đầu lính Nam Hàn, 3 người Trung Quốc thiệt mạng - 01/10/2016 21:45
- Bầu cử tổng thống Mỹ : FBI lo ngại tin tặc gây rối - 01/10/2016 18:07
- Ý : Cảnh sát tìm thấy hai bức họa của Van Gogh bị đánh cắp - 01/10/2016 18:01
- THAAD : Báo chí Trung Quốc dọa Mỹ-Hàn phải “trả giá” - 01/10/2016 17:35
- Singapore kêu gọi tìm biện pháp tránh va chạm tại Biển Đông - 01/10/2016 15:03
- Mỹ tìm cách ngăn chặn di dân lậu từ Trung Đông - 30/09/2016 23:53
- ‘Từ già tới trẻ đều chết dần, chết mòn’ - 30/09/2016 23:44
- Nobel kinh tế Robert Shiller : Chưa có ai lừa đảo như Trump - 30/09/2016 23:33