Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tưởng niệm Thiên An Môn : Trung Quốc bắt nhiều nhà hoạt động

place tiananmen pekin mao

Chân dung Mao Trạch Đông tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 3/6/2016.
REUTERS/Damir Sagolj

Theo một tổ chức phi chính phủ Trung Quốc, hai ngày trước lễ kỷ niệm 27 năm vụ thảm sát ở Thiên An Môn, 04/06/1989, Bắc Kinh bắt giữ 6 nhà hoạt động nhân quyền.

Một số khác đã bị « mất tích » trong những ngày gần đây.
Đối với chính quyền Trung Quốc, cuộc đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ ngay quảng trường Thiên An Môn vẫn là điều cấm kỵ.

Hãng tin Pháp AFP trích dẫn nguồn tin từ tổ chức phi chính phủ Trung Quốc, Weiquanwang, cho biết từ thứ Năm 02/06/2016, sáu nhà hoạt động nhân quyền, trong đó có nhà thơ Liên Thái Bình (Liang Taiping ), đã bị bắt giữ sau khi tổ chức một buổi tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn ở nhà riêng.
Những người này đã bị bắt vì lý do « gây cãi vã và rối loạn" ».

Về phía hiệp hội Các Bà Mẹ Nạn Nhân Thiên An Môn, một người cho biết, bà cùng nhiều bà mẹ khác đã ra nghĩa trang viếng con vào hôm nay và họ đã bị công an theo dõi chặt chẽ.
Họ đã bị theo dõi từ tuần trước và khi đến nghĩa trang thì đã có khoảng 30 công an ăn mặc thường phục đứng canh chừng.

  Cách nay 27 năm, ngày 04/06/1989, chính quyền Bắc Kinh đã huy động xe tăng đến quảng trường Thiên An Môn dập tắt phong trào đòi dân chủ trong biển máu.

Theo thẩm định của tổ chức Ân Xá Quốc tế, đã có khoảng 1.000 người thiệt mạng tại quảng trường này. Con số nói trên từng được giải Nobel Hòa Bình 2010 Trung Quốc, Lưu Hiểu Ba, một nhân chứng tại chỗ, xác nhận.

Đối với chính quyền kỷ niệm Thiên An Môn vẫn là điều cấm kỵ.

Thông tín viên đài RFI, Angélique Forget từ Thượng Hải cho biết :

« Như mọi năm, ngày mồng 4 tháng 6, không có gì xảy ra trên quảng trưởng Thiên An Môn.
Cũng như thường lệ, công an Trung Quốc canh chừng rất kỹ để không một ai đến gần được quảng trưởng này và làm lễ tưởng niệm các nạn nhân. Tất cả đều êm ắng chung quanh khu vực này.

Trên các mạng xã hội cũng vậy, không một ai đả động đến ngày 04/06/1989.
Trên mạng Baidu, tương đương với Google của Trung Quốc, không ai tìm thấy một thông tin gì liên quan đến sự kiện này.
Các từ khóa như « thảm kịch Thiên An Môn », hay vụ « thảm sát sinh viên năm 1989 » đều bị kiểm duyệt.

Thậm chí ngay cả gia đình các nạn nhân Thiên An Môn cũng phải im lặng.
Trong tuần, hiệp hội Các Bà Mẹ Nạn Nhân Thiên An Môn công bố một bức thư ngỏ tố cáo họ bị sách nhiễu, theo dõi và đe dọa. Một số người còn bị bắt giữ, câu lưu.

 Ngày 31/05/2016 có ít nhất ba nhà đấu tranh nhân quyền Trung Quốc bị bắt giữ trong lúc họ tổ chức lễ tưởng niệm biến cố đau thương này.
Một lần nữa, chính quyền Trung Quốc muốn quên đi trang sử đó. Bắc Kinh tin chắc rằng, nhắc tới sự kiện ngày 04/06/1989 sẽ đe dọa trực tiếp đến tính chính đáng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ».

Đài Loan kêu gọi Trung Quốc xoa dịu vết thương quá khứ

Một ngày sau khi Quốc Hội Đài Loan lần đầu tiên tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen) trên trang mạng cá nhân Facebook cho rằng đã đến lúc Bắc Kinh cần « xoa dịu vết thương quá khứ ».

 Theo tân tổng thống Đài Loan, cải thiện những quyền cơ bản của con người sẽ giúp Trung Quốc được quốc tế trọng nể hơn.
 Lãnh đạo đảng Dân Tiến hy vọng là « một ngày nào đó Đài Loan và Trung Quốc sẽ có cùng một quan điểm về dân chủ và nhân quyền ».

 Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã « đóng băng » từ tháng Giêng 2016 sau thắng lợi vẻ vang của đảng Dân Tiến trong cuộc bầu cử tổng thống.

 

Switch mode views: