Khí hậu: Vận động phê chuẩn thỏa thuận COP21
- Thứ Sáu, 06 tháng Năm năm 2016 22:16
- Tác Giả: Thu Hằng
Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon và tổng thống Pháp François Hollande trong cuộc họp báo tại New York 22/04/2016.
REUTERS/Brendan McDermid
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và nhiều người nổi tiếng thế giới đã tham gia hội thảo « Climate-Action 2016 » ngày 05/05/2016 tại Washington để thảo luận các biện pháp nhằm cụ thể hóa hiệp định Paris về khí hậu.
Hãng tin AFP cho biết, trước đông đảo chính trị gia, doanh nhân và đại diện các tổ chức phi chính phủ, tổng thư ký kêu gọi « áp dụng bản thỏa thuận càng sớm càng tốt ».
Ông Ban Ki Moon phát biểu : « Chúng ta phải đẩy nhanh tiến trình và phạm vi hành động của mình, trên quy mô địa phương và toàn cầu ».
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng đề cập tới các hiện tượng biến đổi khí hậu gần đây, từ việc nhiệt độ Trái đất vẫn tăng đến việc băng tại hai cực của trái đất tan nhanh, hay nạn hạn hán và bão xuất hiện thường xuyên hơn.
Ông Ban Ki Moon nhắc lại điều kiện rằng 55 nước ký bản thỏa thuận và là các nước thải tới 55% khí thải gây hiệu ứng nhà kính phải phê chuẩn bản thỏa thuận để có hiệu lực.
Mục tiêu của văn bản này là hạn chế việc nhiệt độ Trái đất tăng quá 2°C từ nay đến cuối thế kỷ XXI.
Trên tổng số 195 quốc gia, có 175 nước ký tắt vào bản thỏa thuận được công bố vào tháng 12/2015, tuy nhiên có rất ít quốc gia phê chuẩn văn kiện này.
Về phần mình, chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim kêu gọi « hành động chính trị để giữ những lời hứa » đã được đưa ra tại Paris.
Ông nói : « Chúng ta không được phép mất đà từ Paris vì mối thách thức Trái đất nóng lên ngày càng trở nên nghiêm trọng và dường như còn tồi tệ hơn những gì chúng ta nghĩ mỗi khi phân tích tình hình ».
Biến đổi khí hậu ngày càng tác động tới nền kinh tế và chính trị trên toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Phi nơi đang diễn ra làn sóng di cư hàng loạt.
Căn cứ vào một bản báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới, ông Jim Yong Kim giải thích tác động do biến đổi khí hậu có thể làm giảm tới 6% GDP tại nhiều vùng trên thế giới.
Bộ trưởng Môi Trường Pháp Ségolène Royal, chủ tịch hội nghị COP21, phát biểu : « Bước tiếp theo là phê chuẩn thỏa thuận Paris và mục đích mà tôi đề ra là sẽ đạt được vào trước cuối năm nay để văn bản có hiệu lực ».
Bà cũng nhắc lại rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nước gây ô nhiễm môi trường lớn nhất thế giới, muốn phê chuẩn thỏa thuận COP21 vào cuối năm 2016.
Tin mới
- Brazil : Thượng Viện được phép bỏ phiếu về thủ tục phế truất tổng thống - 08/05/2016 00:51
- Syria : Hưu chiến tại Aleppo được gia hạn thêm 72 giờ - 07/05/2016 22:21
- Biển Đông : Trung Quốc gọi phán quyết quốc tế là "trò hề" - 07/05/2016 19:13
- Trung Quốc chi 1 tỉ đô la cho Liên Hiệp Quốc - 07/05/2016 19:02
- Bắc Triều Tiên tổ chức Đại hội Đảng nhưng không mời Trung Quốc - 07/05/2016 18:04
- Bầu cử tổng thống Philippines : Aquino kêu gọi hợp sức chống Duterte - 07/05/2016 17:58
- Tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật nổi bật nhân cuộc gặp Abe-Putin - 07/05/2016 17:29
- Những vấn đề nổi bật phân định sự khác biệt giữa ông Trump, bà Clinton - 07/05/2016 04:47
- Donald Trump: Tôi không nổi giận với Việt Nam - 07/05/2016 04:35
- Hoa Kỳ : Nội bộ đảng Cộng Hòa bất đồng vì Trump - 06/05/2016 22:33
Các tin khác
- Thủ tướng Đức kêu gọi bảo vệ biên giới châu Âu - 06/05/2016 21:59
- Việt Nam đề nghị Nhật Bản cung cấp tầu tuần duyên - 06/05/2016 21:09
- Nga-Trung tập trận chung để ngăn Mỹ triển khai THAAD - 06/05/2016 21:02
- Tập trận RIMPAC : Trung Quốc nhận lời mời của Mỹ - 06/05/2016 20:52
- Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc nợ hơn cả Hy Lạp - 06/05/2016 20:44
- Tập Cận Bình lại chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc - 06/05/2016 20:35
- Tập Cận Bình tấn công Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc - 06/05/2016 20:27
- Bắc Triều Tiên khai mạc Đại hội đảng, lần đầu tiên từ 36 năm - 06/05/2016 19:25
- Nữ trợ thủ đặc biệt nhất của bà Hillary Clinton - 06/05/2016 18:40
- Liên Hiệp Quốc lên tiếng về vụ cá chết ở Việt Nam - 06/05/2016 03:30