Miến Điện : Phật giáo cực đoan có thể làm đối lập mất phiếu
- Thứ Ba, 08 tháng Chín năm 2015 20:39
- Tác Giả: Tú Anh
Các sư sãi cực đoan biểu tình chống lại người Rohingya tại Yangon, ngày 11/02/2015.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Công luận Miến Điện tin tưởng vào chiến thắng của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ trong cuộc bầu cử lịch sử vào ngày 08/11 tới đây, mà chiến dịch tranh cử khai màn kể từ ngày 08/09/2015.
Tuy nhiên, bên cạnh khả năng chính quyền gian lận còn có yếu tố bài ngoại mà đứng đầu phong trào là một nhà sư Phật giáo cực đoan, có thể làm tổ chức Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ mất phiếu.
Hôm nay, trong thông điệp vận động tranh cử, lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi kêu gọi cử tri đừng bỏ qua dịp may, sử dụng lá phiếu để làm thay đổi tình hình, đưa Miến Điện vào một chế độ dân chủ thật sự.
Khôi nguyên Nobel Hòa bình 1991 cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao tiến trình bầu cử để cuộc bầu cử được tự do, công bằng, kết quả được tôn trọng.
25 năm trước, trong cuộc bầu cử năm 1990, đối lập chiếm 80% số ghế dân biểu, nhưng chiến thắng áp đảo này đã bị chính quyền quân sự tráo trở không công nhận và còn bắt giam, quản chế bà Aung San Suu Kyi suốt 17 năm dài.
Trong lời kêu gọi, bà Aung San Suu Kyi thẩm định bầu cử 08/11 là cơ hội lịch sử đầu tiên từ nhiều chục năm qua, là bước ngoặt không thể bỏ qua.
Theo AFP, đại đa số người dân Miến Điện đều tin rằng, nếu bầu cử diễn ra trong sạch thì Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ sẽ thắng lớn.
Chính vì thế mà phe quân đội muốn bảo vệ ưu quyền đã ra tay « thanh trừng » chủ tịch quốc hội, cựu tướng Shwe Man, chỉ một tháng trước khi chiến dịch tranh cử mở màn.
Nhân vật nhiều thế lực này bị quân đội nghi ngờ « hợp tác » với bà Aung San Suu Kyi để ra tranh ghế tổng thống, giành chỗ của đương kim Tổng thống Thein Sein, đáng « tin cậy » hơn.
Tuy nhiên, giới quan sát không loại trừ hai yếu tố có thể làm tổ chức chính trị của con gái vị anh hùng dân tộc Aung San mất phiếu.
Một là các đảng đại diện cho các sắc dân thiểu số chia phiếu và hai là phong trào kỳ thị chống đạo Hồi một cách cực đoan do nhà sư Wirathu lãnh đạo làm mất cử tri.
Thông điệp thù hận người Rohingya theo đạo Hồi của nhà sư Wirathu đã xâm nhập vào chính trị.
Hai tháng trước ngày bầu cử, hàng trăm ngàn người theo đạo Hồi bị tước quyền bầu cử, ứng cử.
Một dân biểu của đảng cầm quyền tên Shwe Maung, theo đạo Hồi, bị gạch tên khỏi danh sánh ứng cử viên vì Ủy ban bầu cử quyết định « cha mẹ của ông không phải là dân Miến Điện » dù cha của ông là một sĩ quan cao cấp.
Tiếp phóng viên AFP tại ngôi chùa căn cứ địa ở Mandalay, nhà sư nổi tiếng nhất Miến Điện,Wirathu, cho biết là ông thức trắng đêm để đưa lên mạng internet những hình ảnh tàn ác mà khủng bố Hồi giáo thi hành đó đây trên thế giới.
Nhà sư Wirathu cho rằng « không thể tin cậy vào người Hồi giáo » vì « họ làm chính trị không phải vì hạnh phúc của nhân dân mà nhằm mục đich thống trị đất nước một cách hiểm độc ».
Là một trong những tu sĩ của hệ phái cực đoan MaBaTha, và vì những lời kêu gọi thù hận, sư Wirathu từng bị giam nhiều năm trong thời chính quyền quân sự, cho tới khi các tướng lãnh nhường quyền cho chính phủ dân sự thì được ân xá.
Cộng đồng Hồi giáo tại Miến Điện, khoảng 5% dân số, đã hội nhập vào đời sống quốc gia từ thời chính quyền thuộc địa Anh.
Tuy nhiên, từ khi Miến Điện được cộng đồng quốc tế bãi bỏ cấm vận, thì phong trào kỳ thị tôn giáo nổi dậy và qua hành động tuyên truyền của sư Wirathu, những cuộc xung đột tôn giáo đã xảy ra liên tục và dẫn đến vụ thảm sát, đốt làng hồi năm 2012 và những cuộc vượt biên trong những tháng hè vừa qua.
Cũng dưới áp lực của nhà sư cực đoan, chính quyền tổng thống Thein Sein phải ban hành đạo luật giới hạn người khác tôn giáo kết hôn.
Chính phủ Miến Điện còn lùi thêm một bước, thu hồi giấy căn cước tạm của nhiều người Rohingya làm hằng trăm ngàn người mất quyền công dân.
Chính quyền sợ nhà sư này mà đối lập cũng ngán. Theo AFP, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ từ bỏ ý định đề cử các nhà hoạt động theo đạo Hồi ra tranh cử.
Bà Aung San Suu Kyi, khi được AFP đặt câu hỏi đã phải giải thích : ở một số đơn vị, chúng tôi phải chọn ứng cử viên có cơ may về nhất. Nhà sư Wirathu đã cảnh báo bà Aung San Suu Kyi là mọi chính phủ tái lập quyền tự do kết hôn hay sửa đổi luật pháp bảo vệ người theo đạo Hồi sẽ « bị lật đổ ».
Bị áp lực của Phật giáo cực đoan, lãnh đạo đối lập, niềm hy vọng của tầng lớp dân chúng bị áp bức đã phải giữ thái độ im lặng trước tình cảnh bất hạnh của dân Rohingya.
Một thành viên đối lập, theo đạo Hồi, lo ngại : nhiều tín đồ Hồi giáo cho biết họ sẽ không đi bầu.
Tin mới
- Khó có đột phá ngoại giao trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc - 09/09/2015 18:15
- Hội đàm đầu tiên giữa Tổng thống Miến Điện với các nhóm vũ trang thiểu số - 09/09/2015 17:58
- APEC : Philippines không nhắc đến xung đột Biển Đông - 09/09/2015 17:20
- Khủng bố Bangkok : nghi phạm thú nhận trao chất nổ cho kẻ đặt bom - 09/09/2015 17:05
- Nóng như thiêu đốt khắp Miền Tây Hoa Kỳ - 09/09/2015 04:01
- Matxcơva : Mỹ yêu cầu Athens không cho máy bay Nga tiếp tế Syria - 09/09/2015 02:31
- Đức đủ tiềm lực để đón nhận nửa triệu người tị nạn - 09/09/2015 02:23
- Bầu cử sơ bộ tại Hoa Kỳ : H. Clinton bị dẫn trước tại New Hampshire - 09/09/2015 02:15
- Ngoại thương Trung Quốc tiếp tục giảm sút đáng ngại - 08/09/2015 22:39
- Indonesia đốt rừng, Malaysia và Singapore lại bị hít khói - 08/09/2015 22:29
Các tin khác
- Người Nga tỵ nạn tại Trung Quốc - 08/09/2015 19:42
- Biển Đông: Indonesia tăng cường khả năng đối phó nguy cơ xung đột - 08/09/2015 19:22
- Miến Điện : Chiến dịch vận động tranh cử bắt đầu - 08/09/2015 18:47
- Matxcơva ủng hộ quân sự Damas chống thánh chiến - 08/09/2015 02:45
- Vì an ninh quốc gia, Pháp oanh kích thánh chiến Hồi giáo tại Syria - 08/09/2015 02:26
- Furoshiki - giày quấn kiểu Nhật gây 'sốt' - 08/09/2015 00:06
- Quân nổi dậy gây thiệt hại lớn cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - 07/09/2015 22:11
- Ba Lan và Hung không chấp nhận định mức người tị nạn - 07/09/2015 22:05
- Tổng thống Pháp ra lệnh chuẩn bị oanh kích IS tại Syria - 07/09/2015 21:56
- Hợp pháp hóa mãi dâm, vấn đề gây tranh cãi - 07/09/2015 16:02