Mỹ và Malaysia đàm phán bí mật về việc hợp tác tuần tra ở Biển Đông
- Thứ Sáu, 04 tháng Chín năm 2015 18:58
- Tác Giả: RFI
Máy bay do thám tuần tra Mỹ P-3C Orion
DR
Hãng tin Bloomberg, ngày 03/09/2015 đưa tin, các quan chức cao cấp Mỹ cho biết, Washington và Kuala Lumpur đang đàm phán bí mật về việc Malaysia cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ trên lãnh thổ của mình để đón tiếp các máy bay do thám Mỹ phục vụ cho việc do thám, tuần tra ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hoạt động đòi hỏi lãnh thổ tại các vùng đang có tranh chấp.
Sau một loạt các vụ tàu Trung Quốc thâm nhập vào các vùng biển của Malaysia trong những tháng gần đây, đại diện chính phủ Mỹ và văn phòng Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán.
Phía Mỹ gây sức ép để chính phủ Malaysia cho phép các máy bay do thám P-8 Poseidon và P-3 Orion của Hải quân Hoa Kỳ được xuất phát từ nước này đi tuần tra vùng Biển Đông, ở mà Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp, xây dựng nhiều đảo nhân tạo.
Cho đến nay, hai bên vẫn chưa đạt được các thỏa thuận, nhưng việc Kuala Lumpur chấp nhập đàm phán với Washington về việc này đánh dấu sự thay đổi lập trường của Malaysia vì từ trước tới, nay, chính quyền Kuala Lumpur vẫn chủ trương quan hệ cân bằng, không làm mất lòng Mỹ và Trung Quốc.
Nguồn tin của Mỹ cho biết rõ, đại diện cho chính quyền Washington trong các cuộc đàm phán là các sĩ quan trong Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương ở Hawaii và ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, phụ trách an ninh Châu Á-Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối bình luận về thông tin đàm phán bí mật giữa hai nước, còn sứ quán Malaysia tại Washington không trả lời câu hỏi của Bloomberg.
Mùa thu năm ngoái, Đô đốc Mỹ Jonathan Greenert, chỉ huy các chiến dịch hải quân, cho biết, « vừa qua, Malaysia đã đề nghị cho chúng tôi được điều một phi đội máy bay trinh thám P-8 tới phía đông nước này. Vào lúc đó, báo chí Mỹ bình luận là kế hoạch này có nguy cơ làm cho Trung Quốc bực bội.
Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Mỹ và chính phủ Malaysia đều tuyên bố là hai bên chưa có thỏa thuận nào về việc này.
Theo các nguồn tin ngoại giao, các cuộc đàm phán bí mật hiện nay giữa hai nước nhắm tới đảo Lubuan, ở ngoài khơi bang Sabah. Đảo này gần các vị trí quân sự do Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Hiện nay, các máy bay do thám của Hoa Kỳ đều phải xuất phát từ những vị trí xa hơn, ví dụ như từ căn cứ không quân Clark của Philippines.
Chính phủ Malaysia rất quan ngại trước việc rò rỉ thông tin về hợp tác quân sự với Mỹ. Ông Ernest Bower, phụ trách ban nghiên cứu Châu Á, thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS – giải thích : « Hợp tác an ninh giữa Mỹ và Malaysia rất chặt chẽ nhưng kín đáo trong một thời gian dài. Malaysia rất lo ngại trước các hành động của Trung Quốc ».
Hoa Kỳ cũng đang giúp Malaysia nâng cao khả năng kỹ thuật trong việc giám sát và bảo vệ lãnh thổ tại Biển Đông và các vùng lân cận. Ít có khả năng Mỹ xây dựng được một căn cứ quân sự tại Malaysia nhưng việc sử dụng lãnh thổ nước này có tầm quan trọng đối với Hoa Kỳ.
Theo chuyên gia Bower, so với trước đây, Malaysia hiện nay có nhiều lợi ích hơn trong việc cho phép Hoa Kỳ tiếp cận lãnh thổ nước này.
Tuy nhiên, cũng trong thời gian qua, Malaysia tăng cường hợp tác với Trung Quốc và Bắc Kinh là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Kuala Lumpur. Tuần trước, quân đội Trung Quốc thông báo là hai nước sẽ sớm tiến hành các cuộc tập trận chung trên quy mô lớn.
Chính phủ của Thủ tướng Najib rất chú trọng tới chính sách quan hệ cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, nhận định, Malaysia hiếm khi nào công khai chỉ trích các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, nhưng lại lặng lẽ gia tăng hợp tác với các nước Đông Nam Á hiên đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Tin mới
- Philippines: Trung Quốc phải từ bỏ "luận điệu dối trá" về Biển Đông - 06/09/2015 20:05
- Nước Anh hé cửa đón người tị nạn - 06/09/2015 03:40
- Pháp dự tính tấn công IS tại Syria - 06/09/2015 02:21
- Cuba mở cửa đón các bác sĩ đào thoát trở về - 06/09/2015 02:11
- Na Uy lúng túng vì một giải thưởng dành cho Edward Snowden - 06/09/2015 02:04
- Châu Âu chia rẽ về đối sách với làn sóng người tị nạn - 06/09/2015 01:56
- Việt Nam và Philippines sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược vào cuối năm - 05/09/2015 22:21
- Hoa Kỳ trừng phạt một công ty xuất khẩu vũ khí Nga - 04/09/2015 20:36
- Trung Quốc phạt ba công ty bị cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán. - 04/09/2015 20:06
- Biển Đông : Việt Nam - Trung Quốc thỏa thuận « xử lý đúng đắn » tranh chấ - 04/09/2015 19:49
Các tin khác
- Giá dầu giảm mạnh, các nước sản xuất lao đao - 04/09/2015 00:23
- Hungary mở lại nhà ga cho dân di cư sang Tây Âu - 04/09/2015 00:10
- Tức giận vì thu nhập giảm, nông gia Pháp lại kéo về Paris biểu tình - 03/09/2015 23:59
- Pháp, Đức, Ý kêu gọi phân chia công bằng việc đón tiếp tị nạn - 03/09/2015 23:41
- Sáu lý do Trung Quốc có thể đánh chiếm Đài Loan - 03/09/2015 16:34
- IMF : Tác động từ tăng trưởng chậm của Trung Quốc nặng nề hơn dự kiến - 03/09/2015 15:45
- Tàu chiến TQ xuất hiện gần hải phận Mỹ - 03/09/2015 05:40
- Tàu cao tốc Eurostar bị rối loạn do di dân xâm nhập - 02/09/2015 23:24
- Lãng phí thực phẩm: Pháp thiệt hại mỗi năm từ 12-20 tỷ euro - 02/09/2015 23:14
- NS Janet Nguyễn nói về việc người Việt tị nạn có thể bị truy tố tại VN vì vượt biên - 02/09/2015 19:47