Người tỵ nạn tại Úc được tái định cư tại Cam Bốt
- Thứ Năm, 04 tháng Sáu năm 2015 14:43
- Tác Giả: Thanh Phương
Một khu tạm cư dành cho người tỵ nạn từ một trại nam Thái Bình Dương, Phnom Penh, 04/06/2015.
REUTERS/Samrang Pring
Hôm nay, 04/06/2015, Cam Bốt tiếp nhận những người tỵ nạn đầu tiên do Úc gởi đến, chiếu theo một hiệp định bị các tổ chức phi chính phủ và Liên hiệp quốc chỉ trích.
Bốn người tỵ nạn, gồm 3 người Iran và một người thiểu số Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện, sáng nay đã đáp máy bay xuống phi trường Phnom Penh và đã được các nhà ngoại giao Úc đón tiếp tại phòng VIP, để tránh các phóng viên, kéo đến đây rất đông để đưa tin về việc tiếp nhận đợt tỵ nạn đầu tiên này.
Bốn người tỵ nạn nói trên đã được giao cho Tổ chức Di dân Quốc tế ( OIM ) quản lý.
Tổ chức này sẽ giám sát việc sắp xếp nơi ở cho họ ở Phnom Penh và sự hội nhập của họ vào xã hội Cam Bốt, trong đó có việc học tiếng Khmer.
Nước Úc đã bị chỉ trích vì đã đưa những người xin tỵ nạn đến các trại ở Papua-New Guinea hoặc ở các đảo như Nauru, trong thời gian xét hồ sơ của họ.
Theo hiệp định ký với Phnom Penh vào tháng 09/2014, những người nào được cấp quy chế tỵ nạn ở Nauru, nếu muốn, sẽ được tái định cư vĩnh viễn ở Cam Bốt.
Đổi lại việc Cam Bốt tiếp nhận những người tỵ nạn này, Úc phải cấp cho Phnom Penh hàng triệu đôla viện trợ phát triển, mà số tiền chính xác chưa không được tiết lộ.
Phản ứng về việc tiếp nhận những người tỵ nạn đầu tiên hôm qua, ông Phil Robertson, đại diện tại châu Á của tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch, tuyên bố :
« Đây là bốn người thí nghiệm trong khuôn khổ một thí nghiệm do Úc tiến hành ».
Ông Robertson nhắc lại rằng Cam Bốt là quốc gia không tôn trọng nhân quyền, cũng như quyền của người xin tỵ nạn.
Chính quyền Phnom Penh đã đặc biệt bị chỉ trích, vì đã không công nhận quy chế tỵ nạn cho những người Thượng chạy sang Cam Bốt tỵ nạn do bị đàn áp ở Việt Nam.
Về phần tổ chức Ân xá Quốc tế thì yêu cầu chính phủ Úc ngưng chuyển người tỵ nạn sang những nước thứ ba nơi mà họ có thể trở thành nạn nhân của những vụ vi phạm nhân quyền.
Tin mới
- Con trai một cựu lãnh đạo FIFA bị truy tố - 06/06/2015 17:00
- Ukraina : Liên Hiệp Quốc kêu gọi tôn trọng ngừng bắn - 06/06/2015 14:42
- Pháp : EDF sẽ nắm các lò phản ứng hạt nhân của Areva - 06/06/2015 14:03
- Đắm tàu tại Trung Quốc : 396 người chết - 06/06/2015 13:56
- Du lịch Trường Sa : Sách lược " phi đối xứng " chống Trung Quốc - 06/06/2015 13:49
- Nhóm G7 sẽ bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông - 06/06/2015 13:41
- IMF: Hoa Kỳ nên hoãn nâng cao lãi suất - 06/06/2015 02:53
- Việt Nam bắt đầu đưa du khách ra thăm Trường Sa - 04/06/2015 18:44
- Thương lượng giữa Hy Lạp và chủ nợ lại thất bại - 04/06/2015 18:37
- Điều tra Fifa như đánh vào Mafia - 04/06/2015 17:51
Các tin khác
- Biển Đông: Úc cảnh cáo hành động đơn phương của Trung Quốc - 04/06/2015 14:35
- Cam Bốt chỉ trích tuyên bố "khiêu khích" của Mỹ về Biển Đông - 04/06/2015 14:27
- Đại học Harvard nhận khoản tiền hiến tặng kỷ lục - 04/06/2015 14:06
- Gần 150.000 người chết vì chiến tranh tại Pakistan và Afghanistan - 03/06/2015 17:38
- FIFA : Blatter trong tầm ngắm của FBI - 03/06/2015 16:36
- MH17 : Phi cơ Malaysia bị tên lửa Buk do Nga sản xuất bắn hạ - 03/06/2015 16:25
- Một nhà văn Miến Điện bị kết án hai năm tù vì tội "phỉ báng tôn giáo" - 03/06/2015 15:54
- Tai nạn chìm tàu Trung Quốc: Ít hy vọng tìm thấy người sống sót - 03/06/2015 15:45
- Việt Nam tiếp nhận tàu tên lửa được đóng với công nghệ của Nga - 03/06/2015 15:39
- Tầu ngầm tấn công, hiểm họa chính cho tầu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh - 03/06/2015 13:29