Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi lãnh tụ đối lập Miến Điện giúp dân Rohingya
- Thứ Sáu, 29 tháng Năm năm 2015 16:26
- Tác Giả: Mai Vân
Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi sự cứu giúp cho dân Rohingya - REUTERS /Utpal Baruah
Vào lúc thông tin về thảm cảnh mà người thiểu số Rohingya tại Miến Điện phải chịu đựng ngày càng nhiều, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vào hôm nay, 28/05/2015 đã lên tiếng một lần nữa.
Ông đã kêu gọi lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, người cũng được giải Nobel Hòa bình như ông, là nên làm nhiều hơn để giúp đỡ người Rohingya.
Trong bài phỏng vấn dành cho nhật báo Úc The Australian, một tuần trước chuyến thăm Úc, lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã cho rằng bà Aung San Suu Kyi cần phải lên tiếng mạnh mẽ để bênh vực người Hồi giáo Rohingya đang bị kỳ thị, ngược đãi ở Miến Điện, một quốc gia Phật giáo.
Đức Đạt Lai Lạt Ma còn nói rõ là từ năm 2012 đến nay, ông đã hai lần đích thân cầu cứu bà Aung San Suu Kyi khi nổ ra những vụ bạo động đẫm máu tại bang Rakhine giữa người Rohingya và cư dân đại phương theo Phật giáo.
Trong thời gian gần đây, lãnh tụ đối lập Miến Điện hầu như đã im hơi lặng tiếng trước thảm cảnh đang diễn ra đối với hàng ngàn người Rohingya, đã phải vượt biển qua các nước khác để thoát khỏi cảnh đói nghèo và phân biệt đối xử mà họ phải gánh chịu tại Miến Điện.
Giới quan sát cho rằng sở dĩ bà Aung San Suu Kyi không lên tiếng, đó là vì bà không muốn làm phật lòng cử tri mà đa số theo Phật giáo, trước cuộc bầu cử dự kiến vào tháng Mười Một.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng công nhận tình thế tế nhị của bà Aung San Suu Kyi, nhưng tin rằng trong tư cách một người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà « có thể làm một cái gì đó ».
Về thảm cảnh mà người Rohingya vượt biên phải gánh chịu, trong những ngày qua, Malaysia đã phát hiện 139 ngôi mộ tại vùng biên giới với Thái Lan, tình nghi là chôn người Rohingya tìm cách vượt biên vào Malaysia.
Mọi người đã lo ngại rằng đó là những hố chôn tập thể, nhưng theo chính quyền Malaysia vào hôm nay, mỗi ngôi mộ chỉ có một thi hài.
Kết quả điều tra sơ khởi cho thấy là những người này được chôn cất tử tế, theo đúng nghi thức Hồi giáo, nên rất có thể là người Rohingya.
Tin mới
- Phi cơ và chiến hạm Úc có thể tuần tra đột xuất Biển Đông - 29/05/2015 19:49
- Các nhà tài trợ kêu gọi FIFA nhanh chóng giải quyết khủng hoảng - 29/05/2015 19:41
- Hoàng lan, vàng ròng của đảo Comoros - 29/05/2015 19:21
- TV MỎNG NHƯ TỜ GIẤY - 29/05/2015 18:25
- Pháp tốn kém 1,6 tỷ euro mỗi năm do nạn mại dâm - 29/05/2015 17:27
- Ấn Độ : Nắng nóng làm 1800 người chết - 29/05/2015 17:11
- Nhật-Châu Âu lên án Bắc Kinh hung hăng ở Biển Đông - 29/05/2015 17:01
- Trung Quốc : Sửa ảnh Tập Cận Bình, một nghệ sĩ bị bắt - 29/05/2015 16:53
- Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ gây « hỗn loạn » tại Biển Đông - 29/05/2015 16:45
- Khẩu chiến Miến Điện–LHQ tại hội nghị về thuyền nhân - 29/05/2015 16:37
Các tin khác
- Châu Âu và Thụy Sĩ ký thỏa thuận chống trốn thuế - 28/05/2015 15:55
- NATO bày tỏ quan ngại về vấn đề hạt nhân và quân sự của Nga - 28/05/2015 15:39
- Báo chí Mỹ : FBI có nội gián trong FIFA - 28/05/2015 15:14
- Lãnh đạo Hồng Kông bị giới nghị sĩ dân chủ thách thức - 28/05/2015 15:05
- Bangladesh dự định đưa người Rohingya ra đảo - 28/05/2015 14:50
- Iran và Bình Nhưỡng bị tố cáo hợp tác về vũ khí nguyên tử - 28/05/2015 14:41
- Mỹ khẳng định bảo vệ Philippines chống tham vọng Trung Quốc - 28/05/2015 14:30
- Iran đơn độc chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo - 27/05/2015 22:55
- NATO tập trận tại Bắc Âu, Nga tung lực lượng thị uy - 27/05/2015 22:48
- Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu huấn luyện phiến quân Syria - 27/05/2015 19:28