Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Phép thử chất lượng ngoại giao Mỹ

john kerry le mai hanoi

 

Ông John Kerry thăm Hà Nội năm 1992, bên cạnh là cố thứ trưởng ngoại giao Lê Mai của chính quyền Việt Nam

 

Tạp chí có tiếng The Economist vừa có blog khuyến nghị người vừa được đề cử vào ghế ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, dùng vị thế và quan hệ của mình với Hà Nội để gây tác động tới các quyết định bắt giam giới bất đồng chính kiến trong nước, trong đó có luật sư Lê Quốc Quân, người vừa bị bắt.

Trong blog ra ngày 28/12 với tựa 'Hey John Kerry, free Le Quoc Quan' thuộc mục Chính trị Hoa Kỳ, tác giả ký tên M.S. mở đầu bằng nói về sự hoài nghi đối với chất lượng ngoại giao Mỹ khi xem Washington sẽ khó có thể thuyết phục được các nước khác thay đổi một cách đáng kể về những chính sách lớn.
 

Trong khi tồn tại sự nghi ngờ về những chủ đề vĩ mô như Taliban-Afghanistan, Bắc Hàn, Syria, sẽ đi tới những thành công với ghế ngoại trưởng mà ông Kerry sắp đảm nhận thì tác giả bài viết cho rằng đôi khi có một ngoại trưởng như ông lại có thể làm được những sự khác biệt lớn.

Ở cấp độ vi mô, có một quốc gia nơi mà Hoa Kỳ có ảnh hưởng đáng kể, nơi John Kerry đặc biệt có ảnh hưởng đặc biệt, và là nơi mà sự can thiệp ngoại giao của Hoa Kỳ thường có thể có tác động tích cực đáng kể đối với nhân quyền, ít nhất là các nhóm nhỏ trong dân. Đó sẽ là Việt Nam, The Economist nhận định.

Tác giả cho rằng ông Kerry có “điểm son” với Hà Nội sau khi ông cùng ông John McCain tham gia giải quyết chủ đề tù binh chiến tranh và lính Mỹ mất tích (POW/MIA) cũng như thiết lập lại quan hệ ngoại giao và mậu dịch với Việt Nam.

Ông Kerry không chỉ có được mối quan hệ trực tiếp tuyệt vời với giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam mà bản thân ông là người nổi tiếng.

Ảnh ông được trưng bày để tuyên truyền tại nhiều viện bảo tàng ở Việt Nam, để mừng cho những gì mà chính phủ Việt Nam phô trương như hành động chuộc tội của Hoa Kỳ cho chính sách sai lầm trong thời gian chiến tranh.

Tất nhiên là hình ảnh này được dùng để phụ họa thêm cho mục đích của Hà Nội muốn chứng tỏ họ là một thành viên được cộng đồng thế giới chấp nhận trong bối cảnh có quan hệ với Hoa Kỳ một cách thân thiện nhưng cũng “lúc nắng lúc mưa”.

'Trấn áp blogger'

le quoc quan mccain

 

Hai trong số các người bạn của luật sư Quân là Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn từng ngồi tù.

 

Điều này sẽ đưa ông Kerry ở một vị trí tuyệt vời để vận động cho những thay đổi nhỏ nhưng có ý nghĩa trong chính sách của Việt Nam, chẳng hạn như, trả tự do cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, người mà Việt Nam bị bắt về tội trốn thuế.

Cần phải nói rõ là Lê Quốc Quân không bị bắt giam vì tội trốn thuế, bài blog bình luận. Đây là lần thứ ba luật sư này đã bị bắt.

Lần đầu tiên, ông bị bắt khi từ Hoa Kỳ trở về vào năm 2007 vì ông đã dám liều lĩnh nhận một học bổng để nghiên cứu chính trị dân chủ ở Viện Dân chủ Quốc gia.

Sau khi trở về Việt Nam, ông liên tục bảo vệ những người bất đồng chính kiến và các blogger trước tòa, tham gia vào các cuộc biểu tình cho tự do tôn giáo và bài Trung Quốc, và bản thân ông Quân đã dính vào các hoạt động chướng tai gai mắt vì có màu sắc chính trị.

Luật sư Quân nay bị bắt vì Việt Nam đang triển khai đợt trấn áp giới viết blog, rõ ràng là có liên quan đến thực trạng kinh tế ảm đạm của Việt Nam, rồi cả những vụ bê bối tham nhũng và những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực, xảy ra trong một thế giới của sự cài cắm người thân và người quen trong quan hệ cấu kết tay đôi giữa chính phủ và doanh nghiệp, và sự bất mãn nói chung ngày càng gia tăng.

 Việt Nam có rất nhiều nhà bất đồng chính kiến bị ngồi tù. Hoa Kỳ sẽ không thể ngăn Việt Nam bắt các nhà bất đồng chính kiến; Đảng Cộng sản không muốn tự vẫn chính trị.

Và Hoa Kỳ cũng không thể ép Việt Nam cho phép công dân của mình làm bất cứ điều gì họ muốn trên internet.

Tuy nhiên, Việt Nam lại phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu của Hoa Kỳ và việc Washington hậu thuẫn cho quân sự và ngoại giao trong nỗ lực đương đầu với Trung Quốc về thẩm quyền hàng hải ở Biển Đông.

Điều đó tạo điều kiện cho Hoa Kỳ nói rõ lập trường rằng Việt Nam sẽ phải trả một giá có giới hạn, tức là sẽ bị bẽ mặt cũng như nhận được ít hơn sự ủng hộ, nếu Hà Nội đi quá đà trong việc trấn áp giới bất đồng chính kiến.

John Kerry, nhờ những phẩm chất cá nhân của mình, sẽ ở một vị trí để cắm mốc biên giới sâu rộng hơn một ngoại trưởng khác có thể làm, tức là đối với một ngoại trưởng mà không được Việt Nam xem là người hùng của quá trình hòa giải Mỹ-Việt.

Ông nên sử dụng vị thế đó để thử sức và đưa Lê Quốc Quân và một số các nhà hoạt động dân chủ thân hữu của Quân ra tù. Và tôi khá lạc quan ông sẽ làm điều đó, tác giả M.S. của tạp chí The Economist nhận định.

Switch mode views: